Hành trang cần chuẩn bị để bắt đầu cuộc sống mới tại Nhật Bản

Đăng ngày 13/04/2020 bởi iSenpai

Chào bạn!

Nhật Bản đang bước sang một guồng quay mới khi mùa xuân về. Chính vì vậy những điều chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức làm hành trang lên dây cót tinh thần với cuộc sống mới tại xứ sở Mặt trời mọc. Những thông tin hữu ích và thiết thực được cung cấp về dịch vụ sau đây sẽ là công cụ phục vụ cho người nước ngoài như chúng ta có sự an tâm hơn trong cuộc sống thường ngày ở Nhật.

Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì để có thể trang bị đầy đủ để thích nghi với một cuộc sống mới này?

Ba điều cần biết được giải thích súc tích về cuộc sống mới ở Nhật Bản: Một là, nhận thức rõ văn hóa Nhật Bản là một nền văn hoá đặc thù, có những quy định không phải nơi nào cũng có. Hai là, những điều cần chuẩn bị về nhà ở khi sinh sống tại Nhật. Và cuối cùng là những điều cần biết về cuộc sống sinh hoạt thường ngày tại Nhật. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 

Nhận thức rõ văn hóa Nhật Bản là một nền văn hoá đặc thù, có những quy định không phải nơi nào cũng có.

  1. Đăng ký & Thay đổi thông tin về thẻ lưu trú

Những người nước ngoài khi đến Nhật sẽ phải làm thủ tục thẩm tra nhập cảnh tại sân bay. Đối với những người có thời gian lưu trú trung và dài hạn (người lưu trú trên 3 tháng), trên hộ chiếu sẽ được đóng dấu cho phép nhập cảnh và được cấp thẻ lưu trú trên đó có ghi rõ tư cách lưu trú. Đối với trường hợp này, trong vòng 2 tuần sau khi nhận thẻ lưu trú, hãy đến văn phòng cơ quan hành chính (shi-yakusho hoặc ku-yakusho) tại nơi ở để đăng ký lưu trú và được ghi địa chỉ nơi ở vào mặt sau của thẻ lưu trú. Để dễ hiểu chúng ta có thể tham khảo hình minh họa sau:

  1. Luật pháp Nhật Bản

Luật pháp Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.

  1. Mở tài khoản Ngân hàng tại Nhật: Tài khoản ngân hàng là một thứ rất quan trọng và nó cần thiết cho mọi hoạt động của chúng ta hàng ngày. Vì vậy, bạn nên lựa chọn một ngân hàng uy tín để mở tài khoản.

Lưu ý trước khi mở tài khoản ngân hàng tại Nhật:

  • Các vật dụng cần thiết để mở tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản:
    • Tài liệu nhận dạng: Bao gồm Thẻ lưu trú (Zairyu Kado), Hộ chiếu, hoặc bằng lái xe của Nhật. Bạn cũng nên chuẩn bị thẻ sinh viên (nếu bạn là du học sinh) hoặc thẻ nhân viên (nếu bạn là nhân viên công ty) vì có thể ngân hàng sẽ yêu cầu.
    • Giấy tờ chứng minh địa chỉ hiện tại của bạn: Thẻ cư trú (Zairyu-card) hoặc Giấy chứng nhận thường trú (Jyumin-hyou) xin cấp tại Shiyakusho.
    • Inkan/Hanko (印鑑・判子): con dấu cá nhân. Các chữ cái được khắc trong con dấu phải là tên của bạn; bạn không được phép sử dụng của người khác. Nó được sử dụng cho các tài liệu chính thức tại Nhật Bản, thay vì chữ ký. Giá thường dao động từ 1.000 yên trở lên.
    • Số điện thoại: Phải là một số điện thoại được đăng ký và có thể nghe gọi nội địa thông thường tại Nhật. Một số ngân hàng không cho phép bạn mở tài khoản ngân hàng mà không có số điện thoại.

Một số ngân hàng uy tín tại Nhật:

  • Top 3 ngân hàng lớn nhất: Ngân hàng Mizuho (みずほ銀行), MUFJ(三菱UFJ銀行), SMBC (三井住友銀行):
    • Yêu cầu khách hàng phải có con dấu cá nhân
    • Thời hạn ở Nhật từ 6 tháng trở lên
    • Không mất phí duy trì thường niên
    • Không mất phí rút tiền, chuyển tiền tại ATM nội mạng
    • Cung cấp nhiều ưu đãi khi mua nhà, mở công ty hoặc sử dụng các dịch vụ phát sinh khác.

Do đây là 3 ngân hàng lớn nhất, lâu đời nhất ở Nhật, khách hàng rất đông vì thế điều kiện để mở tài khoản cũng chặt chẽ hơn. Yêu cầu của các ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui là những công dân sinh sống tại Nhật trên 6 tháng vì thế các bạn thực tập sinh và du học sinh sang Nhật sẽ khó có thể được mở tài khoản tại những ngân hàng này. Tuy nhiên tiêu chuẩn đăng ký có thể thay đổi phụ thuộc vào khu vực và chính sách của từng chi nhánh nên tốt nhất bạn hãy tới chi nhánh gần nhà/công ty nhất để xác nhận nhé.

Nếu bạn sống tại các thành phố lớn thì mở tài khoản tại 3 ngân hàng này là thuận tiện nhất vì nó có văn phòng giao dịch và hệ thống ATM hầu như khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở các vùng nông thôn hoặc xa trung tâm thì Ngân hàng Bưu điện (Yucho Ginko) là lựa chọn tốt nhất và dễ dàng đăng ký nhất.

  • Ngân hàng bưu điện Yucho Ginko (ゆうちょ銀行):
    • Không yêu cầu con dấu
    • Không yêu cầu thời gian sinh sống tại Nhật
    • Không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu
    • Không mất phí duy trì thường niên
    • Không mất phí rút tiền, chuyển tiền tại ATM nội mạng
    • Miễn phí chuyển khoản, giao dịch cùng ngân hàng 5 lần/tháng.
    • Có số lượng ATM, quầy giao dịch phủ rộng Nhật Bản

Đây là cách dễ nhất để mở tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản. Khi bạn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết, bạn có thể mở tài khoản ngay lập tức. Tuy nhiên, những người ở lại Nhật Bản dưới 6 tháng không thể gửi tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài. Nếu bạn sống dựa vào các khoản phụ cấp từ gia đình, nó có thể không phải là một lựa chọn tốt. Có rất nhiều chi nhánh và ATM tại hầu hết các bưu điện ở Nhật Bản. Do đó, nếu bạn chuyển địa chỉ, bạn sẽ không gặp rắc rối nhiều khi cần giao dịch. Bạn cũng có thể đăng ký ゆうちょダイレクト, là ngân hàng trực tuyến của Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản, tại quầy hoặc bằng cách gửi thư. Sau khi đăng ký, phí chuyển khoản được miễn phí 5 lần một tháng và lập tức hoàn thành giao dịch ngay cả vào các ngày lễ.

  1. Nghĩa vụ mang theo và trình thẻ lưu trú

Người có thẻ lưu trú có nghĩa vụ mang theo và trình thẻ lưu trú. Không chỉ làm căn cứ xác nhận đương sự tại những nơi cơ quan hành chính địa phương mà cũng có trường hợp bị cảnh sát yêu cầu cho xem thẻ trên đường. Nếu không mang theo có thể bị phạt tiền. Bạn cần phải hết sức lưu ý vì có thể bị nghi ngờ là người lưu trú bất hợp pháp. Vì thế, hãy luôn mang theo thẻ lưu trú bên người.

■ Khi thay đổi chỗ ở

Khi chuyển nhà, bạn phải làm đơn chuyển đi gửi đến cơ quan có thẩm quyền nơi ở cũ để nhận giấy chứng nhận chuyển đi, sau đó trong vòng 14 ngày kể từ khi chuyển đến, bạn phải nộp đơn xin chuyển đến đến cơ quan có thẩm quyền ở nơi ở mới. Ngoài ra, thẻ bảo hiểm sức khỏe là do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi lưu trú cấp cho nên bạn phải trả lại thẻ cũ cùng với đơn chuyển đi và nhận thẻ mới khi nộp đơn xin chuyển đến.

Những thay đổi khác ngoài việc thay đổi chỗ ở.

Khi có những nội dung khác thay đổi ngoài việc thay đổi địa chỉ chỗ ở, như thay đổi công việc hay tư cách lưu trú,…bạn phải báo cáo đến Cục quản lý nhập cảnh trong vòng 14 ngày kể từ ngày có thay đổi. Việc thay đổi nội dung như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, địa phương được thực hiện ở Ban Thẻ lưu trú ở Cục quản lý nhập cảnh. Khi được phép kéo dài thời gian lưu trú hoặc thay đổi tư cách lưu trú, bạn sẽ được cấp thẻ lưu trú mới.

  1. Nghĩa vụ thông báo

Trong thời gian lưu trú, nếu chuyển việc, nghỉ việc, chuyển trường, nghỉ học, ly hôn, ly thân hay tử vong thì trong vòng 14 ngày phải thông báo đến Cục quản lý nhập cảnh.

Nếu nghỉ học hay chuyển trường, hãy nhanh chóng gửi thông báo qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp lên cục quản lý nhập cảnh.

Địa chỉ gửi thông báo qua đường bưu điện như dưới đây:

〒108-8255 Tokyo-to, Minato-ku, Konan 5-5-30

Tokyo Nyukoku Kanri-kyoku, Zairyu Kanri Joho Bumon, Todokede Uketsuke Tantou

(Cục xuất nhập cảnh Tokyo, Phòng thông tin quản lý lưu trú, Bộ phận tiếp nhận thông báo)

Chú ý 1: Ghi bằng bút đỏ ở mặt trước phong bì chữ「届出書在中」 (Có giấy thông báo bên trong)

Chú ý 2: Các giấy tờ cần gửi trong phong bì bao gồm 1 tờ thông báo và 1 bản copy thẻ lưu trú.

Những điều cần chuẩn bị về nhà ở:

Cách tìm nhà ở thì chúng ta có thể ứng dụng ba cách sau:

(1) Nhờ văn phòng của nhà trường giới thiệu

Những trường Nhật ngữ, đại học hay trường chuyên môn thường giới thiệu nhà trọ tư nhân ở quanh trường cho học sinh trong trường. Hãy đến liên hệ với văn phòng nhà trường.

(2) Thông qua công ty bất động sản

Công ty bất động sản là bên trung gian cung cấp dịch vụ cho thuê nhà. Bạn có thể nhìn thấy các công ty này ở quanh nhà ga với các biển hiệu như “不動産 ○○” hay “○○Home”. Trên cửa kính mặt trước các công ty này có dán rất nhiều những tờ giấy ghi thông tin nhà cho thuê nên rất dễ tìm thấy.

(3) Tìm nhà qua Internet

Bạn có thể xem nhà qua các ứng dụng phổ biến như:

 Suumohttp://suumo.jp/

 Home’shttp://www.homes.co.jp

 Chintaihttp://www.chintai.net/

 At Home Webhttp://www.athome.co.jp/

 いい部屋ネットhttp://www.eheya.net/ 

Nếu tìm thấy căn nhà phù hợp với tiêu chí, hãy thử gọi điện ngay tới văn phòng bất động sản đang quản lý nó. Nếu trường hợp phòng đó cho thuê rồi thì hãy thử hỏi thêm “Có còn căn nào như vậy nữa không?” vì các văn phòng bất động sản cũng sẽ có thể giới thiệu một số phòng phù hợp với mong muốn của mình mặc dù phòng đó chưa được đăng trên mạng. Người Nhật cũng đi đến rất nhiều những công ty bất động sản để tìm được chỗ ở phù hợp.

Quy trình thông thường khi thuê nhà:

  1. Chọn khu vực sống
  2. Chọn đại lý bất động sản tại khu vực mong muốn
  3. Trao đổi với văn phòng bất động sản về các điều kiện
  4. Trực tiếp đi xem nhà
  5. Làm thủ tục đăng ký thuê nhà và đợi xét duyệt
  6. Thảo luận về các khoản phí và điều kiện liên quan và ký hợp đồng chính thức.
  7. Nhận chìa khóa vào ngày nhập nhà

Những kiểu nhà có thể thuê:

  • Nhà cho thuê của tư nhân

■Nhà trọ: Thường là những căn nhà 2 tầng có nhiều phòng, được làm bằng gỗ hoặc là nhà lắp ghép. Nhà bếp, nhà vệ sinh có thể có riêng hoặc là dùng chung. Nhiều nơi không có nhà tắm.

■Chung cư: Là những căn nhà trên 3 tầng được xây bê tông cốt thép. Bên trong căn hộ có đủ nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm. Tầng càng lên cao thì giá thuê càng cao.

■ Nhà riêng: Là những căn nhà riêng, thường có 1 hoặc 2 tầng kèm theo 1 khu vườn nhỏ. Có sẵn nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm.

■Ở cùng: Là hình thức ở chung 1 căn nhà với chủ nhà. Có rất nhiều hình thức, ví dụ như dùng chung hành lang, nhà tắm, nhà vệ sinh với chủ nhà, chỉ có phòng ở là riêng.

■Homestay: Ở cùng với chủ nhà như là 1 thành viên trong gia đình. Có rất nhiều người muốn ở theo hình thức này do có thể hiểu thêm về văn hóa cũng như tập quán của người Nhật, nhưng số gia đình cho ở homestay rất ít.

  • Kí túc dành cho nhân viên của công ty Nhật
  • Hiệp hội xúc tiến hợp tác với doanh nghiệp trong việc trợ giúp cho du học sinh (địa chỉ tại Nihonbashi quận Chuo) đang tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp để xin nhận du học sinh vào ở trong ký túc xá của các công ty. Thủ tục xin vào ở được thông qua nhà trường.
  • Chung cư của nhà nước quản lý: Cũng có trường hợp người nước ngoài sống cùng gia đình tại Nhật trên 1 năm được đăng kí ở chung cư do tỉnh, thành phố hay quận huyện quản lý. Tuy nhiên những nhà chung cư như vậy mà tiện lợi về mặt đi lại thì thường có nhiều người muốn vào nên rất khó đăng ký. Hãy liên hệ với phòng đăng ký thuộc ban quản lý nhà ở tại địa phương.
  • Kí túc của du học sinh: Có 1 vài kí túc xá dành cho du học sinh do nhà nước, thành phố Tokyo hoặc do các đoàn thể doanh nghiệp quản lý. Những nơi này có chi phí rẻ và trang thiết bị tốt nhưng số phòng có hạn và cần phải đủ điều kiện mới được vào ở. Cũng có trường hợp được giới thiệu qua ban phụ trách vấn đề nhà ở cho học sinh của nhà trường.

Các khoản phí:

  • 礼金(Reikin): Tiền lễ:
  • 敷金(Shikikin): Tiền đặt cọc
  • 仲介手数料(Chuukai tesuuryou): Phí môi giới
  • 更新料 (Koushinryou): Phí gia hạn
  • 管理費/共益費(Kanri-hi / Kyōeki-hi): Tiền quản lý / Phí sinh hoạt chung
  • 家賃 (Yachin): Tiền thuê nhà hàng tháng.
  • 鍵交換費用 (Kagi kōkan hiyō): Phí thay khóa
  • 保証人 (Hoshōnin): Người bảo lãnh
  • 火災保険(Kasai hoken): Bảo hiểm cháy nổ

Có thể diễn giải ví dụ cụ thể như sau: Tùy vị trí xa hay gần trung tâm, diện tích của nhà ở mà giá cả thuê nhà là khác nhau. Nếu bạn sống một mình và ở ký túc của trường hay ký túc của công ty, hoặc rủ bạn bè cùng nhau thuê nhà bên ngoài và cùng chia sẻ tiền nhà  thì tiền nhà 1 tháng trung bình khoảng 25.000 yên ~ 30.000 yên ( Khoảng từ 5 triệu hơn ~6 triệu hơn tiền Việt ). Nếu bạn sống một mình và muốn thuê nhà ở riêng thì mỗi tháng sẽ mất khoảng từ 40.000 yên đến 50.000 yên ( Tương đương khoảng hơn 8 triệu ~ hơn 10 triệu tiền Việt). Nếu thuê nhà cho hộ gia đình thì tiền nhà dao động từ 70.000 yên ~ 100.000 yên ( tương đương khoảng 13 triệu~ 21 triệu VNĐ) tùy diện tích và vị trí.

  • Những điều cần biết về cuộc sống sinh hoạt thường ngày tại Nhật.

Cách phân loại rác (Ví dụ tại khu vực Tokyo)

  • Rác đốt được: Những thứ như là phần bỏ đi sau khi làm cá và rau, giấy, quần áo, đồ dùng vệ sinh, đầu mẩu thuốc lá. Trường hợp khi ở Tokyo, bạn sẽ phải cho rác vào túi nilon nửa trong suốt đã được khuyên dùng (Có chứa canxi cacbonat) và buộc lại để không bốc mùi ra ngoài.
  • Rác không đốt được: (Là những thứ không cho vào lò đốt rác được như các loại nhựa, kim loại, kính, đồ gốm, cao su, da, dao, kim hay các loại bóng đèn.) Với những đồ vật không gây nguy hiểm, hãy cho vào túi nilon trong suốt để có thể nhìn và phân biệt được các thứ bên trong. Kim thì cho vào trong chai hoặc lon rồi đậy nắp lại, với bóng đèn thì bọc lại bằng giấy rồi ghi ra phía ngoài là “nguy hiểm”. Bình xịt hay bình gas nhỏ có thể phát nổ nên trước khi đem vứt hãy dùng khoan hoặc đinh để đục lỗ.
  • Rác lớn: Là những loại đồ dùng gia đình không dùng đến nữa như bàn ghế, đồ điện gia dụng, xe đạp và khi vứt sẽ bị tính phí và cần phải đăng ký. Hãy gọi điện văn phòng công ty xử lý rác để yêu cầu họ đến thu gom rác. Khi chuyển nhà hoặc khi về nước, nếu có nhiều thứ cần vứt đi thì hãy liên hệ từ sớm.

Chi phí sinh hoạt điện nước và thông tin liên lạc

  1. Chi phí tiền điện: Chi phí tiền điện mỗi tháng còn phụ thuộc và tình hình bạn sử dụng các phương tiện tiêu thụ điện như nồi cơm điện, máy sưởi, điều hòa, tủ lạnh… Ngoài ra vào mùa cao điểm như mùa lạnh hoặc nóng phải sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa thường xuyên thì tiền điện sẽ rất cao. Trung bình tiền điện trong 1 tháng nếu bạn ở một mình sẽ tầm khoảng từ 2.000 yên ~ 3.000 yên ( khoảng hơn 400 nghìn ~ hơn 600 nghìn tiền Việt). Vào mùa cao điểm tiền điện tăng khoảng gấp đôi thông thường.
  2. Chi phí ga, nước: Ở Nhật ga ngoài việc được dùng để nấu ăn thì còn dùng để đun nước nóng trong nhà như nước nóng để tắm gội, rửa bát ..vv. Vì vậy nếu chỉ dùng để nấu nướng thì trung bình hàng tháng chỉ mất khoảng 1.500 yên ( nếu sống một mình ). Tuy nhiên vào mùa lạnh phải thường xuyên dùng ga đun nước nóng để sử dụng thì tiền ga sẽ tăng gấp đôi hoặc hơn.
  3. Chi phí Internet và điện thoại: Tùy vào nhà bạn thuê mà có thể có nhà có wifi dùng miễn phí tuy nhiên đa phần sẽ phải lắp đặt mạng để sử dụng cho việc học tập và công việc. Hiện tại cũng có khá nhiều gọi lắp mạng khuyến mãi giá rẻ từ các nhà mạng với giá trung bình 1 tháng dao động từ 3.000 yên đến 4.500 yên ( khoảng hơn 600 nghìn ~ 900 nghìn). Điện thoại cũng là vật không thể thiếu để liên lạc với gia đình, bạn bè hoặc công việc. Ở Nhật có nhiều nhà mạng với các gói cước phí sử dụng khác nhau. Với các nhà mạng lớn như Softbank hoặc Docomo thì cước phí hàng tháng trung bình cũng khác nhau.

Những điểm lưu ý, có những loại dịch vụ nào được cung cấp?

Dịch vụ khám chữa bệnh ở Nhật Bản: Trình độ y học của Nhật Bản rất cao, tuy nhiên bác sĩ không giải thích về phương pháp trị liệu và thuốc. Nếu bạn cảm thấy cần thiết phải hỏi, xin cứ yêu cầu để được bác sĩ giải thích tường tận. Hơn nữa, thời gian khám bệnh cũng thường rất ngắn. Chúng ta có thể hẹn trước với bác sĩ khi đi khám nha khoa, tuy nhiên khi đến các bệnh viện các bạn phải tuân theo thứ tự trước sau.

Những điểm lưu ý khi sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản?

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ mang theo hành lý của mình một chiếc điện thoại từ Việt Nam để sẵn sàng liên lạc với mọi người trong trường hợp chưa quen với cuộc sống bên Nhật. Bạn có thể dùng được nếu điện thoại của bạn là phiên bản quốc tế. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp không thể dùng được. Nguyên nhân thường được giải thích là do không phù hợp băng tần. Khi đó bạn sẽ phải mua máy mới. Nhưng mức phí để mua điện thoại tại Nhật là không hề rẻ. Bạn có thể sẽ phải mua thân máy và buộc phải ký kết hợp đồng với các nhà mạng lớn tại Nhật như Au, SoftBank, Docomo… Tuy nhiên các nhà mạng này luôn có những điều khoản ràng buộc kèm theo.

Hiện nay, nhiều bạn du học sinh cũng như người đi làm ở Nhật gặp khá nhiều vấn đề rắc rối với sim điện thoại, trong đó phải kể đến như giá cước cao, tình trạng chi phí không minh bạch, bó buộc hợp đồng 2 năm, không hỗ trợ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Nhật,….

Để giúp bạn giải quyết được những vướng mắc đó, bài viết này cũng giới thiệu với bạn sản phẩm sim điện thoại thông minh của nhà mạng JP Smart Sim như một giải pháp tối ưu, giúp bạn giải quyết các vấn đề phiền não về sim điện thoại. Đây thực sự là một loại sim giá rẻ đáng để các bạn cân nhắc khi có ý định mua sim ở Nhật.

 

JP Smart SIM là gì?

Giới thiệu lại về JP Smart SIM: Điểm mạnh đầu tiên phải kể đến của JP Smart Sim chính là việc hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó có hỗ trợ Tiếng Việt. Điều này vô cùng thuận lợi cho chúng ta, nó giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ để bạn có thể dễ dàng tự tìm hiểu thông tin, đặc biệt với các bạn chưa rành tiếng Nhật cho lắm. JP Smart Sim có đội ngũ nhân viên hỗ trợ (7 ngày trong tuần, Trừ các ngày nghỉ Golden Week, Obon và nghỉ lễ Năm mới) bằng tiếng Việt, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của bạn nhanh chóng từ 10:00 – 18:00 qua Facebook Fanpage và email.

Thứ hai chính là thủ tục đơn giản. Nếu như các nhà mạng khác yêu cầu phải có sổ ngân hàng, thẻ credit hay tỉ tỉ các loại giấy tờ khác mà không phải ai trong chúng ta khi mới sang Nhật đều có thể có ngay tức khắc được, thì yêu cầu để đăng ký JP Smart Sim chỉ cần bạn có Hộ Chiếu hoặc Thẻ Lưu Trú là đủ. Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành đăng ký qua Internet chỉ trong 5 phút và có thể lựa chọn thanh toán bằng 2 cách:

  • Thanh toán trực tiếp tại cửa hàng tiện lợi qua dịch vụ mã thẻ thanh toán Smart Pit.
  • Thanh toán online qua thẻ tín dụng: credit hoặc debit card.

Thứ ba là chi phí minh bạch. JP Smart Sim không hề có tình trạng che giấu các khoản phí, tất cả đều được công khai minh bạch, rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm hiểu các loại gói cước, các khoản phí mà bạn phải chi trả hàng tháng qua Trang quản lý thông tin người dùng trực tuyến Mypage hoặc qua ứng dụng trên di động JP Smart SIM tại App Store cho iOS hoặc Play Store cho các máy dòng Android.

Thứ tư là giao hàng miễn phí. JP Smart SIM cung cấp giao hàng miễn phí tới mọi địa chỉ trong nước Nhật dù bạn có đăng ký bất kỳ loại dịch vụ nào của họ.

Thứ năm là không bó buộc hợp đồng dài hạnkhông mất phí hủy hợp đồng. Khác với các dịch vụ thông thường, bạn không bị ràng buộc hợp đồng dài hạn (trên 6 tháng cho tới 2 năm) khi đăng ký JP Smart SIM. Do đó bạn hoàn toàn tự do sử dụng dịch vụ trong khoảng thời gian mong muốn của mình. Hơn thế nữa, với JP Smart SIM, khi bạn về nước hoặc muốn hủy hợp đồng, bạn không cần phải lo lắng về các khoản phí hủy cao vót khi hợp đồng chưa hết hạn hoặc chưa thanh toán hết tiền máy trả góp (trung bình từ 10,000 yên trở lên). Thủ tục hủy hợp đồng có thể thực hiện cực kỳ đơn giản, bằng cách gửi yêu cầu tới trung tâm CSKH trước khi ngừng sử dụng ít nhất 15 ngày và hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, JP Smart Sim đang miễn phí các cước phí cơ bản trong tháng đầu đăng ký nữa. Không chỉ thế, nếu bạn lỡ đăng ký hợp đồng sim dài hạn tốn kém của các nhà mạng lớn và đang muốn chuyển mạng, hãy thử xem qua chương trình MNP (chuyển mạng giữ số) của JP Smart CALL với ưu đãi lên tới 14,960 yên nhé. Xem thêm chi tiết tại ĐÂY.

Hiện JP Smart Sim đang cung cấp cả dịch vụ sim ngắn hạn “JP SMART PREPAID”  dành cho khách du lịch ngắn ngày (dưới 3 tháng) và dịch vụ sim dài hạn “CALL SIM”“DATA SIM” cho người đang cư trú tại Nhật. Với dịch vụ sim dài hạn, mỗi loại sim có tính năng và chi phí phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Vì thế, bạn hãy tham khảo thông tin sản phẩm trang chủ thật kĩ để có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp với mình nhé. Về cơ bản thì Chi phí đăng ký ban đầu của 2 dịch vụ CALL SIM và DATA SIM như sau:

Đọc thêm về JP SmartSIM tại bài viết trước của iSenpai: https://isenpai.jp/dau-la-dich-vu-di-dong-tien-loi-nhat-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-nhat/

Cách đăng ký JP Smart SIM

  • Quét mã QR
  • Hoặc truy cập theo link: https://user.jpmob.jp/vi/users/init?p=7&i=isenpai
  • Điền những thông tin cần thiết và đăng tải một bức hình giấy tờ có kèm chân dung nhận dạng của bạn (ảnh trang đầu hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều còn hiệu lực trên 30 ngày).
    Lưu ý: CALL SIM yêu cầu địa chỉ nhận hàng phải là địa chỉ được đăng ký trên thẻ ngoại kiều. Vì thế nếu bạn chuyển nhà và chưa đăng ký đổi địa chỉ, hãy hoàn tất các thủ tục này trước khi đăng ký sim nhé.
  • Xác nhận thông tin chi phí và mã thanh toán thẻ Smart Pit (スマートピット番号) trong mục Chi phí cần thanh toán
  • Thanh toán (phương thức thanh toán đa dạng như mình đã giới thiệu ở trên, bạn có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất với bản thân)
  • Đợi xét duyệt hồ sơ và nhận thẻ sim (thường sẽ trong vòng 1 ngày kể từ khi bạn hoàn tất thanh toán)
  • Bạn có thể bắt đầu sử dụng ngay sau khi cài đặt theo hướng dẫn đính kèm thẻ sim. Hoặc tham khảo cách cài đặt tại trang chủ: https://jpsmart.net/vi/pages/setups

Hi vọng với các thông tin hữu ích mà iSenpai đã chia sẻ ở trên, các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho hành trang tới đất nước mặt trời mọc và có những trải nghiệm thú vị nhé.

Trả lời