Bạn có biết Tokyo có một vùng nông thôn chứ? Đi về phía Tây thủ đô nơi có những ngọn núi ngự trị, bạn sẽ đến khu ngoại lớn nhất Tokyo cũng là nơi có ít dân số nhất: Thành phố Okutama là một cách đi xa khỏi Tokyo dù bạn không thật sự rời khỏi Tokyo.
Ở đó, trên đỉnh xa nhất của nóc nhà Thủ đô cất giấu một viên ngọc quý
Hình chụp bởi James Hanlon
Trên đỉnh một ngọn núi vô danh giáp với tỉnh Yamanashi ở miệng hồ Okutama có một tòa phù đồ lớn màu trắng giống kiến trúc Ấn Độ. Sau khoảng 1 tiếng rưỡi đi bộ, tòa nhà mang kiến trúc Taj Mahal bị bỏ rơi này lại chính là một thắng cảnh.
Hình chụp bởi James Hanlon
Nó không giống một ngôi đền, nhưng cũng không phải một ngôi miếu hay một ngôi chùa. Nó là một tòa nhà lớn hình tròn, với 4 cầu thang dẫn lên 4 bức tường bên ngoài mỗi bên. Có hai con sư tử (komainu) canh giữ mỗi bên của một cầu thang, tổng cộng có 4 con (Có vẻ đây là điều duy nhất có liên quan đến kiến trúc Nhật Bản).
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Trên đỉnh mỗi cầu thang có một tượng Phật vàng lớn nằm sau những cái rương và lư hương đã rỉ sét
Ảnh chụp bởi Tokyo Okutama Busshari Stupa
Bạn có thể đi bộ quanh dọc theo hành lang để ngắm những bức tượng này.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Trên mỗi bức tượng Phật có một bánh xe luân hồi và năm cột đá đỡ những bông hoa sen. Mái nhà hình vòm, trên đỉnh có năm ngọn tháp với những đỉnh đĩa hướng lên trời.
Ảnh chụp bới James Hanlon
Nhìn nó giống như là một toàn nhà có chức năng với những căn phòng rộng rãi bên trong, nhưng thực tế nó chỉ là một tượng đài không có cửa. Bức tranh có những vết xước và sơn bị bong ra.
Tòa tháp nằm trên một vùng đất phẳng cùng với những băng ghế dài để ngắm cảnh.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Khu vực xung quanh phía đối diện rải rác vật dụng dùng cho việc duy trì rừng hoặc là những gì còn sót lại khi xây dựng.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Nơi này thiếu vắng bàn tay chăm sóc nhưng việc nửa bỏ hoang gợi lên cảm giác đặc trưng mà người Nhật gọi là wabi-sabi (vẻ đẹp của sự đơn sơ) và haikyo (sở thích khám phá, chụp ảnh những nơi bị bỏ hoang). Nhưng nó vẫn rất ngoạn mục và huyền bí trong chính sự cô đơn của mình. Có quá nhiều núi chắn mất tầm nhìn về phía thành phố, nhưng từ trên đỉnh bạn có thể nhìn thấy hồ Okutama, được vây quanh bởi rừng và núi.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Ngược lại, nếu bạn biết chọn nơi nhìn từ hồ, bạn có thể nhìn thấy Phù đồ ẩn hiện trong những tầng cây.
Từ Ấn Độ, đến Nhật Bản, đến Hòa bình Thế giới
Vậy tòa nhà đó là gì? Nó được xây dựng khi nào? Nó để làm gì? Tại sao lại là phong cách Ấn Độ? Tại sao nó lại được xây ở nơi này?
Vào năm 1917 sư thầy Nichidatsu Fuji thành lập Hiệp hội Phật giáo Nichiren Nipponzan Myohoji. Ngài du lịch đến Ấn Độ vào những năm 1930 và được truyền cảm hứng nhờ cuộc gặp với Gandhi. Trong suốt Thế chiến thứ II, Fuji công khai rao giảng về chủ nghĩa hòa bình bất chấp những hiểm nguy rình rập quanh ông. Tiếp tục bị xáo trộn bởi nỗi đau gây ra do bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki, ông bắt đầu dự án Ngôi chùa Hòa bình sau chiến tranh.
Trong những năm 1950s ngôi chùa được xây dựng dưới chỉ dẫn của ông ở Kusshiro, Hokkaido, nơi này được lựa chọn vì địa điểm này gần Liên bang Soviet. Dự án được tiếp tục khi tiến hành xây dựng những ngôi chùa hòa bình ở những nơi như Hiroshima, Nagasaki và ấn Độ, như một biểu tượng cho hòa bình thế giới và bước tiến chống lại bom nguyên tử. Dự án tiếp tục lan rộng, hiện nay có hơn 80 Phù đồ trên khắp Nhật bản và thế giới ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngôi chùa ở Okutama chính nó cũng có một câu chuyện rất thú vị.
Thiết kế nơi này được dựa trên Phù đồ của Amaravathi ở Nam Ấn Độ được xây dựng bởi Ashoka Vĩ đại, đế vương của Ấn Độ vào thế kỷ 3 TCN. Phù đồ này đã bị phá hủy vào thế kỷ 19 SCN, nhưng cấu trúc chính vẫn còn, những phù điêu tiêu biểu che phủ phù đồ được khai quật từ địa điểm này. Một trong những phù điêu này mô tả thiết kế của chính tòa phù đồ này. Với bản vẽ cổ đại bằng tay này, những kiến trúc gia hiện đại đã có thể xây dựng lại nó.
Được ủy nhiệm ở Nipponzan Myohoji, tòa phù đồ này được xây dựng lại vào đầu những năm 1970 đồng thời ở Okutama và Dhauli Ấn Độ. Địa điểm ở Dhauli rất có ý nghĩa, vì đó là nơi Ashoka từ bỏ vũ khí và chuyển sang đạo Phật sau một trận chiến đẫm máu. Người ta nói rằng Ashoka xây dựng 8400 phù đồ ở trong và quanh Ấn Độ.
Phù đồ sinh đôi ở Ấn Độ| Ảnh chụp bởi Andrew Moore
Tòa phù đồ sinh đôi ở Ấn Độ được biết đến với cái tên Dhauli Shanti Stupa, không ở một nơi xa xôi như nửa kia của nó ở Tokyo, nơi này là một màn trình diễn kỹ thuật sáng tạo trên bề mặt tòa tháp, kể về câu chuyện sự thức tỉnh của Ashoka.
Phù đồ Busshari Okutama Tokyo
Phù đồ Busshari Okutama Tokyo, còn được biết đến với cái tên Phù đồ Busshari thủ đô Đế quốc hoặc là Ngôi chùa Hòa bình Tokyo, nằm trên đỉnh núi Oodera, có nghĩa là “Núi chùa lớn”. Thật ra, cái tên này có từ trước phù đồ, vì người ta cho rằng phù đồ được xây dựng trên địa điểm của một ngôi đền khác từ rất lâu về trước. Nhưng người ta không tìm thấy dấu tích của ngôi đền trước trong suốt quá trình xây dựng nền móng của phù đồ.
Busshari có nghĩa là “Xương của Đức Phật” và thường chỉ những thứ tầm thường nhưng lại quý giá là di vật hoặc những biểu tượng thuộc về Đức Phât, đặc biệt là những tàn tích hỏa táng như răng hay một phần xương của Đức Phật. Ở Ấn Độ, việc hỏa táng thường diễn ra trong các phù đồ, trong khi ở Nhật thì chúng hay diễn ra ở các tháp chùa. Chức năng của nơi này là nơi dùng để thiền định và hành hương.
Câu chuyện được giải thích rõ hơn ở bên dưới (đã được dịch và ngắt đoạn)
Đức Phật thuyết “phân phát rộng rãi những gì còn lại của ta”. Thánh Nichiren vĩ đại cũng nói rằng “Những ai tụng câu kinh “Nam Myoho Renge Kyo” được xem như một ngôi chùa, là một tòa châu báu”.
Đức Vĩ đại Nichiren nhận được lời dạy này và mong muốn an lạc cho tất cả chúng sinh. Phù đồ Busshari Okutama Tokyo được xây dựng để giữ gìn những thứ còn sót lại của Đức Phật và cầu nguyện cho hòa bình bình thế giới.
Chúng tôi nhận được thư chúc mừng từ Thống đốc Tokyo, Ryokichi Minobe vào ngày 1 tháng 8 năm 1974. Và chúng tôi có một hội nghị lớn ở buổi lễ hoàn công với sự tham gia của những đại sứ trên khắp thế giới.
Phù đồ Busshari Okutama Tokyo nằm trên đỉnh núi Oodera còn hơn 1000 mét so với mực nước biển. Nước hồ mà bạn nhìn thấy từ trên đỉnh núi là nguồn nước quan trọng cho 10 triệu dân Tokyo. Sự từ bi của Đức Phật tỏa sáng trong Phù đồ Busshari Okutama Tokyo sẽ chảy vào dòng nước này, nuôi sống sinh mạng 10 triệu người. Nó sẽ là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng trái tìm và tâm trí của người dân, tạo ra những bài học đúng đắn cho hòa bình của vùng đất này và chúng ta cầu nguyện điều này sẽ dẫn đến thực hiện Hòa bình Thế giới
Namaste.
Phù đồ có đường kính 50 mét, cao 36 mét (118 feet). Mọi hoạt động xây dựng được thực hiện bởi 4 5 người trong vòng 2 năm. Khi công trình bắt đầu, không có đường đi nên tất cả máy móc và vật liệu được mang đến bằng máy bay trực thăng. Chi phí cho công trình vào khoảng 150 triệu yên, được trả hoàn toàn bằng tiền quyên góp của những người ủng hộ.
Những chiếc đĩa trên đỉnh là “những chiếc dù” để bảo vệ tòa tháp khỏi cái nóng của Ấn Độ.
Đường đi
Đường đi khá ngắn, chỉ khoảng 2 km. Tuy nhiên, đường đi có độ dốc và ở độ cao khoảng 400 mét khiến cho điều này có chút khó khăn. Mất khoảng 1 tiếng đến tiếng rưỡi khi lên và không tới 1 tiếng khi đi xuống. Sau một vài đoạn quanh co thì đường đi sẽ gập ghềnh trong đường đi lên.
Nếu bạn đi vào cuối năm, bạn có thể thấy được những cây nấm ở những hình dạng,kích thước, và màu sắc lạ kỳ, nhìn như san hô.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Khoảng ba phần tư đường, bạn sẽ có một góc nhìn rõ ràng về khuôn mặt của ngọn núi kế bên cùng với những bức tường cây. Đây là một nơi tuyệt vời cho bạn nghỉ ngơi vì phần tư còn lại là đoạn dốc nhất của đường đi.
Ảnh chụp bởi James Hanlon
Cách đi
Lên tuyến JR Ome ở ga Okutama, đến trạm cuối. Sau đi xe buýt Nishi Tokyo 西東京バス về phía Kosuge no Yu 小菅の湯, xuống ở trạm Jinya 陣屋 (khoảng35 phút, 580 yên cho một chiều đi)
Cũng có một bãi đậu xe nhỏ ở trạm buýt (free). Ảnh chụp bởi James Hanlon
Trạm buýt ở quán mì soba cùng tên
Lối lên núi ở ngay sau quán mì
Mặc dù mất đôi chút thời gian để đi đến đầu đường đi, nhưng chuyến đi không mất quá nhiều thời gian, nên rất tuyệt cho một chuyến đi trong ngày từ trung tâm Tokyo. Và dĩ nhiên, ngoại trừ phí giao thông để đến đó, mọi thứ đều miễn phí.
Bản đò: https://goo.gl/maps/a4w1h1yQegt
Dịch: Tường
Theo Tokyocheapo