Đa dạng, là từ chính xác để nói về những phản hồi và phản ứng của nữ giới Nhật Bản đối với #KuToo, ngoài ra họ cũng nói thêm về những trải nghiệm phân biệt giới tính cá nhân và suy nghĩ của họ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Tuần trước tôi đã có dịp phỏng vấn mười bốn phụ nữ Nhật và hai phụ nữ Hàn Quốc đang sống và làm việc tại Nhật về ý kiến của họ đối với phong trào #KuToo, một phong trào được khởi xướng bởi diễn viên kiêm phóng viên, Yumi Ishikawa, nhằm mục đích cấm những công ty Nhật buộc phụ nữ phải mang giày cao gót khi đi làm. Mặc dù tôi không trích dẫn toàn bộ cuộc phỏng vấn ở đây, nhưng mười sáu tiếng nói đã góp phần hình thành nên bài báo này, và những tầng lớp mà nó đại diện.
Tại một phiên họp của Ủy ban Ăn kiêng, Bộ trưởng bộ Y tế, Lao động và Xã hội đã nói, “[Mang giày cao gót] đã được xã hội chấp nhận như một thứ gì đó cần thiết và đương nhiên trong công việc.” Sau đó ông có nhấn mạnh là điều này không có nghĩa là ông chấp nhận việc buộc phụ nữ mang giày cao gót đi làm. Ông cho rằng việc buộc phụ nữ mang giày cao gót chính là “quấy rối quyền lực”, nhưng khi được hỏi về những người phụ nữ không bị tổn hại, thì ông lặp lại câu trả lời ban đầu và thêm vào “Nó tùy thuộc vào tình huống đặc biệt. Trong chuẩn mực xã hội thì có không được xem là quấy rối nếu nó không vượt quá khả năng chấp nhận và cần thiết cho công việc.”
Phản hồi về những phát ngôn chính thức của bộ trưởng, những người phụ nữ mà tôi phỏng vấn đã từng gặp phải mọi thứ từ việc làm thế nào để cẩn thận bước qua nền văn hóa bền chắc cũng như những chính sách mơ hồ lâu năm cho đến phản ánh hình ảnh một người mẹ ném đĩa ra khỏi cửa sổ để khỏi phải rửa chén chỉ vì bà là phụ nữ. Ý kiến và tình huống ở đây rất khác nhau nhưng không mấy ngạc nhiên khi chỉ có một thông điệp dường như đang đến: một làn sóng mới đang bắt đầu ở Nhật Bản.
Những ý kiến bên dưới đã được cô đặc, chỉnh sửa và dịch lại từ tiếng Nhật. Một số cái tên cũng đã được thay đổi vì lí do riêng tư.
Chúng ta đứng ở đâu
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy đó là một điều cần thiết hay thích đáng. Tôi mang chúng vì tôi thấy ổn”, Fumi, 31 tuổi, là một chuyên viên phân tích phát triển dự án. “Tôi cảm thấy mình cao hơn mỗi khi mang giày cao gót, mạnh mẽ hơn về mặt thể chất, và cả cool hơn. Chỉ là tôi muốn mình trông thật xinh đẹp và đó là lựa chọn của tôi.”
Mặc dù Fumi không bị buộc phải mang giày khi đến công ty nhưng cô ấy cảm thấy rằng phong trào này nên được ủng hộ mạnh hơn. Chiến dịch này nhận được khoảng 19000 chữ kí cho đến nay vì lí do nó bắt đầu. “Chúng tôi [người Nhật] không thật sự lên tiếng – đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ thường bị hạn chế bởi văn hóa và truyền thống. Đó chính là điều khiến tôi thấy rất bất ngờ, wow, một phong trào từ nữ giới Nhật Bản. Nó khiến tôi cảm thấy vui vẻ.”
Trái ngược với sự thoải mái về mặt trang phục của Fumi, Aya, nhân viên kinh doanh 30 tuổi, nói rằng giày cao gót là thứ bắt buộc trong công việc hiện tại của cô ấy, và cũng là điều bắt buộc trong môi trường làm việc trước đây của cô ấy. “Tôi rất vui khi thấy một vài phụ nữ sẵn sàng để bắt đầu một sự thay đổi. Vì tôi phát mệt với chuyện đó. Mang giày cao gót thì ổn thôi nhưng tôi muốn mình có quyền mang khi bản thân thấy thích… Quyền quyết định nên là của tôi, chứ không phải nằm trong tay nam giới. Họ còn chưa từng mang (giày cao gót), họ chưa từng cảm nhận được sự đau đớn mà nó mang lại, vậy sao họ lại buộc chúng tôi phải mang chúng? Không và không.”
Aya cũng đề cập đến sự thất vọng của cô ấy với sự trì trệ của Nhật Bản. Năm 2018, Nhật Bản xếp thứ 110 về sự bình đẳng giới tính theo như báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thấp nhất trong các nước G7. Theo như một bài báo của tờ Japan Times gần đây thì phụ nữ chỉ chiếm khoảng 5% những vị trí cấp cao hay cấp quản lí, vậy là có đến 95% khả năng người yêu cầu về trang phục là một người đàn ông. “Với tôi, thì tôi cảm thấy như bị tước đoạt,… [Những nhân viên nữ] không được phép bộc lộ tính cách hay bản chất cá nhân”. Aya tranh luận.
Motomi, 29 tuổi, từng làm việc trong đại lý du lịch, nay là nội trợ. “Ban đầu, tôi nghĩ mình có thể sẽ ủng hộ #KuToo. Nhưng giờ đây tôi cảm thấy việc mang giày cao gót, đương nhiên là giúp bạn nhìn thời trang hơn. Nam giới mặc những bộ suit và thắt những chiếc cà vạt thật ngầu, nên tôi thấy đó là đương nhiên nếu nữ giới mặc cái gì đó tương xứng với trang phục của mình – như là giày cao gót. Nó khá cool, giống như bộ suit của nam giới… Mọi người mặc những trang phục thật thời trang để bản thân thật tươm tất tại văn phòng, tôi không nghĩ nó xấu.”
“Vấn đề giày dép là vấn đề về quyền con người!”. Etsuko Kumagai, 68 tuổi, đã nghỉ hưu, đã đọc một bài báo về #KuToo, lên tiếng, “Tôi muốn nói với bộ trưởng rằng, ‘Giày cao gót có ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới’”. Kumagai nói về những ngày làm việc của bà trong những năm 70, thời điểm mà giày cao gót là thứ bắt buộc. “Nói rằng giày cao gót là “sự chấp thuận của xã hội” hay “điều thường thức” chỉ là góc nhìn từ phía nam giới… Giày cao gót ban đầu là công cụ cho những màn biểu diễn tình dục, ràng buộc với cảm nhận về cái đẹp được xây dựng độc quyền và chuyên biệt bởi nam giới… Phụ nữ nên được tự do mặc những gì mình muốn mà không cần bận tâm đến sự phản đối của bất kỳ ai.”
Một vài phụ nữ hoài nghi về truyền thông và sự chú ý quốc tế mà phát ngôn của ngài Bộ trưởng nhận được. Shizuka, 31 tuổi, thư ký, đã đọc nhiều bài báo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi đưa ra ý kiến của mình. “Để tổng kết toàn bộ lời nói [của bộ trưởng] thành việc ép buộc mang giày cao gót là “đương nhiên và cần thiết” thì có một chút hơi quá, đúng không? Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi. Tôi nghĩ mình sẽ ủng hộ phong trào #KuToo, nhưng tôi thấy sẽ là sai lầm khi tranh cãi vì có thể nó sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn… Mong muốn của tôi là mọi người hãy đọc báo một cách cẩn thận.” Shizuka tin rằng những lời của Bộ trưởng không thật quá tệ như những gì truyền thông đang tô vẽ.
Trải nghiệm cá nhân
Một vài phụ nữ cũng đã lên tiếng về những khó khăn khi bị tấn công tình dục. So với những vấn đề phụ nữ khác, thì việc ép buộc mang giày cao gót là một vấn đề rất dễ giải quyết về mặt cảm xúc. “Tôi từng bị sờ soạng trên một chuyến tàu, hay tôi từng bị nghi ngờ khi nói rằng gã này có gì đó kì lạ. Đương nhiên rất đơn giản khi nói [ở đây] và bây giờ là, ‘Ừ, tôi sẽ báo cáo về anh ta với nhân viên nhà ga.’ [Nhưng] tôi lại chẳng thể làm gì về điều đó [tại thời điểm đó]. Nó rất khó. Nhưng, may thay vụ án giày cao gót này thì lại chẳng khó đến thế. Nó không khó như việc đứng lên chống lại người đã sàm sỡ bạn. Nên tôi nghĩ đây là một bước tiến khá dễ dàng.” Một giáo viên tiếng Anh, Ayumi Melody, 35 tuổi.
Đi đôi với thảo luận về việc ép buộc mang giày cao gót ở công sở chính là những thảo luận về việc trang phục phù hợp cho phụ nữ. Nhiều người nhớ lại khi lớp trang điểm hay trang phục của họ bị chỉ trích và họ bị nói rằng họ đang mặc quá nhiều hay quá ít.
Yoko, 40 tuổi, giảng viên đại học nói với chúng tôi, “Một trong những đồng nghiệp của tơi vào khoảng 50 tuổi [nói với tôi] về trang phục của tôi. Khi tôi mặc một chiếc áo trễ vai (không quá trễ) ông ấy nói rằng tôi như một nhà sư. Cái cách ông ấy nói với tôi thật sự rất khó ưa. Tôi rất buồn và không còn muốn mặc nó một lần nào nữa và ném nó đi ngay lần tức. Một lần khác, tôi mặc đồ tập khi đi làm và sau đó thay sang giày cao gót ở nơi làm việc. Cũng người đó nói với tôi, ‘Ồ, cô mặc đồ tập đến công sở ư? [Tôi không nghĩ đó là điều gì đúng đắn đâu’, tôi không hiểu sao ông ta lại cứ nói những điều như thế, nhưng tôi vẫn cứ mặc đồ tập đến văn phòng vì như hầu hết mọi người biết đấy, [chúng] khá là dễ chịu khi di chuyển.”
Ngược lại, nhiều phụ nữ khác cũng lên tiếng rằng họ chưa bao giờ bị chỉ trích về bề ngoài khi đi làm. Nhân viên phòng tập Pilate, Hana, 29 tuổi nói rằng, “Thỉnh thoảng khi tôi nghe về hay thấy những phong trào này, thì rất dễ khiến người ta quên đi còn có những nơi mà chúng tôi có lựa chọn vì nhiều người có ý kiến mạnh mẽ trong những vấn đề này.” Hana muốn nhắc nhở mọi người rằng ho có thể tìm thấy nhiều nơi ở Nhật Bản không quá khắc khe về vấn đề trang phục của phụ nữ.
Hei-ran, 27 tuổi, là nhân viên ở một công ty sản xuất, đề cập đến những thách thức về cái gọi là josei shikkaku 女性失格 có nghĩa là “bạn không hành xử như một người phụ nữ thực thụ”. “Đồng nghiệp của tôi nói với tôi không bao giờ ‘được chéo chân’. Cô ấy nói tôi nên ngồi như một nàng tiên cá. Cô ấy luôn bảo tôi rằng cô chưa bao giờ thấy một người con gái nào ngồi chéo chân ở Nhật Bản. Tôi đã rất sốc về điều đó.”
“Tôi luôn được yêu cầu không được làm này kia,” Mika, 26 tuổi nói, người ngồi trên chiếc ghế cạnh Hei-ran trong buổi phỏng vấn. Mika, đang làm việc trong cùng công ty với Hei0ran, nói rằng cô ấy luôn bị buộc phải nghe những lời như thế. “Nó rất là bình thường với tôi,” Mika trầm ngâm.
Hei-ran nói tiếp, “Tôi cho rằng đàn ông đang xem phụ nữ như là những món đồ trang trí, đặc biệt là những cô gái trẻ… Chúng tôi làm rất nhiều thứ để thỏa mãn khách hàng hàng đêm – chúng tôi mua rượu và mang họ đến những nhà hàng đắt tiền. Sếp tôi nói, ‘Cô nên đi. Chúng ta cần phụ nữ để mua vui cho khách hàng.’ Tôi rất không muốn đi, nhưng tôi lại không có lựa chọn nào khác. Điều mà tôi thật sự sợ hãi chính là ban đầu tôi rất kháng cự lại điều đó, nhưng tôi có thể cảm nhận được bản thân mình lại đang dần quen với điều đó. Tôi biết mình đã thay đổi, và nó làm tôi kinh tởm.”
Shizuka, tuy nhiên, đã không có cùng một trải nghiệm như thế. “Tôi chưa bao giờ thấy những “quy tắc ngầm”. Tôi chưa bao giờ phải nghe người ta nói về những điều đó ngày nay. Điều này dường như đúng với những thói quen cũ của Nhật Bản, nhưng dòng chảy xã hội mới ở Nhật thì không như thế. Có thể vẫn còn một vài công ty vẫn còn xu hướng đó…”
Kế tiếp sẽ là gì?
Những ai bắt đầu phong trào này và những ai ủng hộ nó đều có chung một chủ đề: sức khỏe và vẻ đẹp. Có lẽ những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất về #KuToo là “đau đớn”, “khó chịu”, và “tác hại” của giày cao gót lên cơ thể và tâm trí. Trớ trêu thay, giày cao gót không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên mà còn ảnh hưởng đến năng suất của công ty: những người được phỏng vấn xác nhận rằng “năng suất thấp” là điều không thể tránh khỏi bởi những đau đớn do việc mang giày cao gót gây ra. Chủ đề chung giữa những người ủng hộ chính là mọi người có thể thấy rằng nó thật thời trang nếu họ muốn nhưng nếu họ không cảm nhận được điều đó thì đây là lúc để thảo luận.
Yukiko, 35 tuổi, một nhân viên y tế, cảm thấy mọi người nên đặt sức khỏe của mình lên trên hết, trên cả công việc. Cô ấy chia sẻ những suy nghĩ của mình. “Tôi nghĩ hầu hết người Nhật không muốn nói ra vì họ không muốn nổi bật… Nên tôi muốn cổ vũ họ tham gia hay đơn giản là nói gì đó trên các mạng xã hội… Nó khó. [Nhưng] nếu bạn là phụ nữ, thì tôi nghĩ luôn có những người phụ nữ khác cũng đang chiến đấu với nó. Tôi chắc rằng họ sẽ luôn ở đó. Đừng sợ hãi, bạn có thể lên tiếng mà. Vẫn có mọi người nên bạn.”
Nhiều phụ nữ tự hỏi rằng họ nên làm gì tiếp theo. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra về việc làm thế nào chỉ ra một sự thay đổi, và những mong muốn mãnh liệt để có thể gói lại mọi ý kiến về giày cao gót và trang phục. Việc xem xét tổng thể về mọi mặt đang rất được coi trọng, và phương pháp để bắt đầu những cuộc đối thoại này cũng đang được suy nghĩ cẩn thận.
Woohyang, 31 tuổi, nhân viên lễ tân lên tiếng, “[Thách thức chính là], chúng ta không thể áp dụng chủ nghĩa nữ quyền của phương Tây lên Nhật Bản vì chúng ta có nền văn hóa, bối cảnh và truyền thống khác biệt. Nếu chúng ta chỉ đơn giản áp nền văn hóa phương Tây, [và phiên bản nữ quyền của họ], thì có khi lại không có hiệu quả – nó sẽ không mang lại điều gì cả. Nên tôi nghĩ cân bằng là một điều quan trọng.”
Nhân viên tuyển dụng, Aya Odaira, 29 tuổi khám phá ra câu trả lời của mình. Cô ấy nhìn lên. “Chúng ta cứ đơn giản bắt đầu từ việc không mang nếu chúng ta không muốn,” Cô nói, “Tất cả phụ nữ nên bắt đầu từ việc chấp nhận rằng những phụ nữ khác không mang giày cao gót.” Aya mô tả sự lên xuống trong mối quan hệ phân cấp ở chốn công sở Nhật Bản và cách thức nó khiến cho phụ nữ cảm thấy áp lực. “Có thể có nhiều người không quan tâm đến việc liệu những nữ giới khác có mang giày cao gót đi làm hay không,” cô nói tiếp, “Nếu có nhiều người không mang giày cao gót thì chúng ta tốt hơn không bình luận về điều đó.” Cô gật đầu và mỉm cười với bản thân. “Đúng vậy, tốt nhất là không quan tâm người khác nghĩ gì… Là chính mình”.
Còn bạn thấy sao?
Xuyên suốt quá trình phỏng vấn, tôi đã thu thập được rất nhiều ý kiến. Mặc dù nhiều phụ nữ thấy rằng sự công bằng và thấu hiểu sẽ đến nếu Bộ trưởng mang giày cao gót trong một ngày, nhưng nhiều người khác mong muốn sự thận trọng, kiềm chế và các phương pháp tích cực để mang đến sự thay đổi. Có nhiều người nhảy múa ở ranh giới của việc đau khổ vì thời trang, và những ý kiến thì không dừng lại ở đó. Những cuộc tranh luận vẫn đang tự do tuôn chảy.
Vì thế, vẫn chưa có động thái nào từ phía chính phủ trong việc họ có cấm việc ép buộc mang giày cao gót đi làm hay không. Tuy nhiên #KuToo vẫn đang có nhiều bước tiến của mình. Chỉ trong tuần này, nhiều thông tin đã được đăng tải lên website #KuToo mong muốn phụ nữ chia sẻ câu chuyện và ý kiến của mình với NHK Asaichi nơi chúng sẽ được xuất bản.
Tôi cũng đang mong chờ sẽ nhận được nhiều tiếng nói hơn từ những người phụ nữ đã hoặc đang trải qua chuyện công sở ở Nhật. Bạn nghĩ gì về phong trào #KuToo này?