Cho đến trước khi Covid xuất hiện thì Kyoto vẫn đang tỏa sáng khi được xếp hạng là điểm đến du lịch tuyệt vời bậc nhất thế giới trong phần lớn các bảng xếp hạng. Năm 2019, cố đô Nhật Bản đón 8,8 triệu khách nước ngoài, những người đã chi khoảng 1,2 nghìn tỷ yên vào nền kinh tế của thành phố.
Tuy nhiên Covid đã làm cho ngành kinh tế du lịch của thành phố này trở nên chật vật và thành phố Kyoto đối mặt với nguy cơ phá sản vào năm tài chính 2028. Thị trưởng Kyoto Kadokawa cho biết thành phố cần có thêm khoản ngân sách 160 tỷ yên trong 5 năm tới để tránh nguy cơ này.
Một số nhà phân tích cho rằng thảm họa tài chính của Kyoto là do ảnh hưởng của Covid với ngành du lịch. Tuy nhiên thị trưởng Kyoto còn đưa ra thêm những nguyên nhân khác.
Tuyến tàu điện ngầm thành phố là một tác nhân đáng kể trong việc bội chi ngân sách của Kyoto. Đươc khai thác vào năm 1997 với chi phí xây dựng gấp 1,4 ngân sách ban đầu, tuyến tàu này có số lượng hành khách thấp hơn dự kiến khiến thành phố không thể cân bằng được chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Ngoài ra việc thành phố miễn phí và trợ cấp người cao tuổi vé xe bus và tàu điện ngầm nội thành trong bối cảnh dân số già hóa cũng khiến chi tiêu ngân sách của Kyoto cao hơn.
Nguyên nhân thứ ba tới từ 10% dân số Kyoto là sinh viên đại học, điều khiến cho Kyoto được gọi là thành phố học thuật của Nhật Bản. Sinh viên được ưu tiên giảm nhiều khoản phúc lợi xã hội cũng như mang lại những khoản giảm thuế cho các trường học khiến thành phố thu được ít tiền hơn.
Một nguyên nhân nữa là hệ thống công chức cồng kềnh với quá nhiều nhân viên và mức lương cao. Thị trưởng Kyoto đưa ra kế hoạch cắt giảm lương và tinh giảm hệ thống nhân sực của thành phố. Ngoài ra ông cũng sẽ điều chỉnh lại các khoản trợ cấp và bán đất công.
Trong các biện pháp giảm chi ngân sách thì thị trưởng Kyoto không có ý định tăng thuế tài sản. Nguyên nhân được Japan Times cho rằng các ngôi nhà truyền thống ở Kyoto đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch nên thuế bất động sản dành cho những ngôi nhà cổ là rất thấp. Các đền chùa trong thành phố cũng có ảnh hưởng quan trọng tới thành phố cũng nằm ngoài đối tượng đóng thuế.
Kế hoạch của Kyoto vấp phải sự chỉ trích từ người láng giềng Osaka. Thị trưởng Matsui của Osaka cho rằng Kadokawa nên thể hiện khả năng lãnh đạo bằng việc tự cắt giảm lương của chính mình. Ông Matsui cũng đã cắt giảm 40% lương là bỏ trợ cấp hưu trí dành cho mình khi Osaka gặp khó khăn về tài chính. Ông Kadokawa mới chỉ cắt giảm 30% lương và giảm 16% tiền lương hưu.
Theo Japan Times, Nippon