Có 3 cách thi viết gồm: Kiểm tra mức độ phù hợp – Thường thức – Luận văn (適性検査・一般常識・小論文). Dù là thi kiểu nào thì việc học trước sẽ giúp bạn tăng thêm điểm số. Hãy tìm hiểu trước xem công ty mình muốn có tổ chức thi viết hay không, rồi nắm bắt thời gian để học bài cho kì thi.
Tác giả: Mitate Yoshikawa
Vẫn có thể hoàn thành tốt bài thi viết nếu có phương pháp phù hợp
Mục đích của việc tổ chức kì thi trong hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp đương nhiên là để tìm ra nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp. Để biết được liệu nhân viên đó có những năng lực phù hợp với doanh nghiệp hay không thì doanh nghiệp đó phải tổ chức những buổi phỏng vấn, thảo luận và chủ đề kì này là kì thi viết.
Thế nhưng, kì thi viết dùng để kiểm tra những gì. Đó là những năng lực khó biết được trong buổi phỏng vấn, ví dụ như năng lực cơ bản (đọc hiểu ngôn ngữ) hay kiến thức thông thường (thông tin thời sự), và cả tính cách. Kết quả của kì thi viết sẽ thành thông tin quyết định bạn có được nhận naitei hay không và sẽ làm việc ở bộ phận nào. Ngoài ta, nó cũng dùng để phân tích kinh nghiệm làm việc sau khi vào công ty, và làm người tuyển dụng chú ý đến những đề mục nên kiểm tra khi tuyển dụng. Hơn nữa, kì thi viết cũng có tác dụng thu hẹp số người có thể tham gia phỏng vấn. Nói chung là, nếu công ty bạn mong muốn muốn tổ chức thi viết, thì bạn không thể nhận được naitei nếu không qua được kì thi viết.
Phương thức tổ chức kì thi viết trước đây là thuê một hội trường cho kì thi và ứng viên tham dự sẽ được phát đề thi và giấy làm bài. Nhưng, những năm gần đây nhờ có sự phổ biến của Internet mà có thể giảm được chi phí thuê hội trường cũng như những thí sinh ở xa cũng có thể tham dự kì thi bằng cách làm bài thi trên Web. Gần đây, để giảm bớt hành vi gian lận, hình thức trung tâm kiểm tra cũng đã tăng lên, tức là thí sinh sẽ tập trung tại các hội trường thi chuyên dụng của các thành phố lớn trên cả nước và làm bài thi qua máy tính.
Hình thức thi viết được chia thành ba loại lớn là: kiểm tra độ phù hợp, kiến thức thông thường, và tiểu luận (luận văn). Là kì thi viết nào thì cũng giống như kì thi vào đại học, nếu bạn làm việc theo phương pháp thì điểm số sẽ tăng. Bạn hãy tìm hiểu xem doanh nghiệp mình muốn vào tổ chức kì thi viết như thế nào bằng cách hỏi OB, OG sau đó nắm chắc thời gian mà cố gắng học hành.
“Hãy làm tất cả những câu hỏi trước đây trong kiểu thi kiểm ta mức độ phù hợp (SPI2)”
Kiểm tra mức độ phù hợp dùng để chỉ những kì thi mà qua đó có thể biết được tính cách hoặc toàn bộ người đó mà khó có thể biết được khi phỏng vấn, chẳng hạn như năng lực cơ sở (hiểu ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu), kiến thức thông thường (xã hội, vậy lý, thời sự, anh văn,…)
Ví dụ, bài thi SPI2 được cung cấp bởi Recruit dùng để tìm hiểu về khía cạnh hành vi (tính hướng nội), khía cạnh động lực (động lực thành công), khía cạnh cảm xúc (tính nhạy cảm), khía cạnh năng lực (khả năng tư duy, phán đoán, hiểu ngôn ngự, tư duy logic, xử lý số liệu,…) của ứng viên.
Hoặc bài thi GAB do Công ty Nihon SHL cung cấp, dùng để đánh giá sự hiểu biết về các phép tính (4 phương pháp tính toán cơ bản), hiểu biết ngôn ngữ (tư duy logic), tính cách (sức bền, làm việc theo nhóm).
Ngoài ra còn có những phương pháp khác, như Bài kiểm tra phù hợp toàn diện do Viện Nghiên cứu Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản (Viện nghiên cứu tổng hợp NOMA) cung cấp, hoặc TAP của Công ty Khoa học văn hóa Nhật Bản, HCi – AS/ HCi – AB của Viện Nghiên cứu HUman Capital, hay Bài kiểm tra Uchida Kreperin của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Tinh thần Nhật bản. Hãy tìm hiểu xem công ty bạn muốn vào sẽ sử dụng bài kiểm tra nào.
Về nguyên tắc, có thể tăng điểm số nếu bạn cố gắng ở những phần thuộc về năng lực mà không phải là tính cách. Cũng như bài thi TOEIC, nếu bạn quen với cách thức ra đề ở những bài kiểm tra này thì bạn có thể tăng điểm số. Nếu bạn tăng thêm kĩ năng giải quyết vấn đề bằng cách giải thật nhiều đề ví dụ thì bạn hoàn toàn có thể tăng thêm điểm. Vì có thể mua sách hướng dẫn các kiểu thi ở hiệu sách nên hãy dành thời gian trước kì thi để giải toàn bộ đề ít nhất một lần.
Còn những bài kiểm tra tính cách về cơ bản bạn không cần thay đổi bản thân một cách vô vọng làm gì. Hãy tự tin là chính mình, không cần câu nệ. Thế nhưng, nếu như khi trả lời câu hỏi mà bạn thấy rằng “mình cũng không thích bản thân như vậy” thì thay đổi hướng tốt cho công việc cũng không sao. Bản thân người viết cũng nhờ hoạt động hướng nghiệp mà nhìn thấy rất nhiều sinh viên đã thay đổi hoàn toàn. Đúng là việc thay đổi bản thân có vẻ rất khó, nhưng bạn vẫn có thể chú ý và biến thành một con người mới mẻ hơn. Đừng cho rằng bản thân sẽ không thay đổi, mà hãy nghĩ rằng bây giờ chỉ là một thời kì quá độ thôi.
“Kiến thức thông thường” sẽ tùy vào ngành nghề mà lĩnh vực ra đề cũng sẽ khác nhau
Kiến thức thông thường là bài kiểm tra dùng để xác nhận xem bạn có hay không những tri thức thông thường mà những người đã đi làm cần có như tiếng anh, ngôn ngữ, xã hội (thời sự), số học.
Những câu hỏi thường sẽ ở cấp độ sách giáo khoa cấp 2, cấp 3, tiếng anh (thành ngữ, cụm từ, điều từ vào chỗ trống, từ đồng nghĩa, từ ngữ dùng trong thời sự, dịch Anh Nhật,…), ngôn ngữ (đọc viết Kanji, tục ngữ 4 chữ, từ trái nghĩa,…), xã hội (chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý,…). số học (tính toán căn bản, phương trình tuyến tính, xác xuất thống kê, đọc hiểu đồ thị,…). Vì người ta có xuất bản sách tổng hợp những câu hỏi thường thức nên hãy luyện giải từng lĩnh vực một. Đặc biệt, cũng nên luyện tập ngôn ngữ và số học cho bài kiểm tra mức độ phù hợp đã nói ở trên.
Người ta cũng sẽ đưa ra những câu hỏi chuyên môn liên quan đến ngành nghề. Ví dụ, ngành du lịch sẽ có câu hỏi địa lý du lịch, ngành báo chí sẽ có câu hỏi thông tin quốc tế hay chính trị, những câu hỏi mà ai cũng biết rằng sẽ bị hỏi nếu muốn vào doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó. Hãy thử tìm hiểu xem doanh nghiệp bạn muốn vào từng đưa ra những câu hỏi nào (Báo Asahi, Yomiuri đã công khai đề thi và đáp án của những bài thì viết trước đây). Phương án đối phó với những đề thi kiến thức thông thường của những doanh nghiệp này là nắm bắt thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình muốn qua báo chí, TV hay thông tin trên mạng. Để nắm bắt được thông tin đầy đủ, bạn nên đọc báo mỗi ngày. Nếu bạn không thể làm được thì hãy xem tin tức sáng hoặc tối của đài NHK, kết hợp với đọc thêm thông tin trên mạng để hiểu rỗ hơn về phần mình muốn biết, tra những từ không biết để làm quen với nó (Đập Yanba ở đâu? COP15 là gì?). Điều quan trọng không phải là ghi nhớ những tin tức này, mà là giải thích sao cho người khác dễ hiểu. Bắt đầu từ việc hiểu được tin tức đó, sau đó bạn có thể dùng nó trong bài luận và cả gây bất ngờ khi phỏng vấn.
Nói lên quan điểm của bản thân (Tiểu luận, luận văn)
Luận văn, tiểu luận giống như bài báo cáo ở trường đại học, trong thời gian giới hạn, với số chữ giới hạn bạn phả viết một bài luận theo đề tài được đưa ra.
Ví dụ, chủ đề của báo Yomiuri như sau, trong vòng 60 phút viết một bài 800 chữ.
- Năm 2009: Điện ảnh Nhật Bản
- Năm 2008: Tổng thống Mỹ, Lập pháp di truyền
- Năm 2007: Vũ trụ và Hòa bình, Dầu mỏ
- Năm 2006: Hiện tượng Livedoor, Chính trị Koizumi
Nhìn vào đây thì cũng không cần nói nhiều nữa, chủ đề chính là những thứ tiêu biểu trong năm đó, ai cũng có thể phát biểu ý kiến về vấn đề đó. Thế nhưng, câu hỏi chính là bạn có thể viết ra những ý kiến khách quan bằng quan điểm của chính bản thân hay không. Vì là một nhà báo nên đó là đương nhiên thôi. Tương tự, nếu bạn yêu thích công ty đó, bạn sẽ đưa ra những vấn đề hay ho có thể viết được. Nên là hãy thử tìm kiếm những vấn đề nào đã từng được công ty bạn mong muốn đưa ra nhé.
Về phương thức ôn luyện, cũng giống như kiến thức thông thường, hãy nắm bắt thông tin liên quan đến doanh nghiệp mong muốn qua tin tức trên báo chí, tv, hay mạng internet, rồi luyện cách viết. Bạn hãy thử tóm tắt thành dạng nhật kí trên mạng xã hội như Blog hay mixi. Ban đầu sẽ khá là khó khăn, nhưng hãy cứ viết liên tục, điều này không chỉ dùng cho kì thì kiến thức thông thường mà còn dùng cho cả kì phỏng vấn.
Nguồn: https://allabout.co.jp/gm/gc/298200/
Dịch: Tường