Lễ hội Tenjin (天神祭 ) ở Osaka là một trong ba lễ hội quan trọng nhất của Nhật Bản, cùng với lễ hội Gion Matsuri ở Kyoto và Kanda Matsuri ở Tokyo. Lễ hội bắt nguồn từ thế kỉ thứ 10 và ngày nay được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng 7 hàng năm. Ngày chính của sự kiện diễn ra vào ngày 25 với lễ rước trên đất liền cùng lễ rước trên sông đi kèm với màn biểu diễn pháo hoa.
Tenjin Matsuri là lễ hội của đền Tenmangu nhằm tôn vinh vị thần cai quản Sugawara Michizane, vị thần của sự uyên bác. Lễ hội bắt đầu với nghi lễ mời vị thần này rời khỏi chùa để tham gia diễu hành quanh thành phố, cùng thực hiện nhiều hoạt động lễ hội phong phú để làm vui lòng ông trước khi đón ông trở lại ngôi đền. Đối với mọi người, những hoạt động lễ hội đầy màu sắc này còn là 1 dịp tuyệt vời để cùng tận hưởng những ngày hè nóng bức, khoác lên mình bộ đồ truyền thống, hòa mình vào lễ diễu hành giữa 1 không khí lễ hội đầy ắp.
Vào buổi sáng ngày lễ đầu tiên, ngày 24 tháng 7, lễ hội khởi động với 1 nghi lễ tại đền Tenmangu, tiếp theo đó là cầu nguyện cho hòa bình, sự an ổn và thịnh vượng của Osaka tại phía bờ sông. Vào buổi chiều, trống sẽ được gióng lên bởi những người đàn ông trong chiếc mũ cao màu đỏ để công báo với mọi người những nghi lễ chuẩn bị cho lễ hội đã hoàn thành.
Ảnh: Lễ diễu hành trên mặt đất vào ngày thứ 2 của lễ hội
Những hoạt động chính của lễ hội diễn ra vào ngày thứ 2 lúc 15:30, Khi những người đánh trống trong chiếc mũ màu đỏ dẫ đầu đoàn rước trên mặt đất khởi hành từ đền Tenmangu đi qua những con phố của Osaka. Đoàn rước dài có cả những nhân vật hóa trang, gồm cả Sarutahiko, con yêu tinh mũi dài cưỡi trên 1 con ngựa, đám diễu hành dài cứ thế đi qua phố trong tiếng nhạc lễ hội, múa sư tử, những vũ công mang ô cùng những hoạt động thu hút khác.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó, lễ rước mikoshi, một chiếc kiệu như phiên bản thu nhỏ của ngôi đền, được trang trí lộng lẫy mạ vàng, tạm thời là nơi giữ linh hồn của vị thàn cai quản đền Tenmangu, Saguwaa Michizane, bắt đầu rời khỏi ngôi đền, đi trước là 1 cậu bé và 1 cô bé và dẫn đầu bởi 1 con bò thần, người truyền tin của Michizane. 2 ngôi đền mô hình khác cũng sẽ rời khỏi đền và gia nhập đoàn người sau đó, nhưng hãy tìm cỗ kiệu nào có phượng hoàng mạ vàng trên đỉnh, đó chính là nơi có linh hồn của thần Michizane.
Sarutahiko và Cỗ kiệu của Michizane
Đoàn diễu hành sẽ tới bờ sông Okawa vào lúc khoảng 18:00, những người trong đoàn cùng cỗ kiệu được đưa lên thuyền và diễu hành qua lại trên sông. Ngoài những chiếc thuyền diễu hành ra, còn có những chiếc thuyền sân khấu theo dân gian là noh và bunraku với những màn trình diễn nhằm phục vụ những người xem dọc bờ sông. Xen vào giữa những chiếc thuyền này, bạn cũng có thể để ý thấy những chiếc thuyền Dondoko lướt nhẹ qua lại bởi những người thanh niên trẻ chèo thuyền. Một dọc bờ sông với những hàng quán bán đồ ăn nối đuôi nhau càng làm tăng thêm không khí vui vẻ của lễ hội này.
Lễ rước trên sông vẫn tiếp tục những hoạt động nghi lễ tới tận đêm, và đỉnh cao của lễ hội sẽ tới vào lúc 19:00 với màn bắn pháo hoa tới khoảng 21:00. Dù đây không phải là màn biểu diễn pháo hoa xuất sắc hay nổi bật của Nhật, nhưng màn bắn pháo hoa tại Tenjin Matsuri kết hợp cùng ánh sáng lập lòe nơi những chiếc thuyền và sự phản chiếu ánh sáng lung linh trên mặt sông, tạo nên 1 trải nghiệm thật sự tuyệt đỉnh và độc đáo. Kiệu Mikoshi sẽ được trở lại bờ vào khoảng 21:00 và hoàn thành chặng đường của nó trở về đền lúc 22:00, đánh dấu sự kết thúc của lễ hội.
Thuyền Dondoko
Thu hút rất đông người tham gia lễ hội, đặc biệt là buổi tối khi lễ rước trên sông bắt đầu và pháo hoa được bắn lên, vậy nên công cuộc chiếm được chỗ ngồi tốt để tận hưởng lễ hội ở ven sông là cực kì vất vả vì nhu cầu để có vị trí ngon lành quá cao so với khả năng đáp ứng. Một lựa chọn khác là mua chỗ ngồi tốt tại 1 khu riêng biệt ở gần ga Temmanbashi (giá từ 6000¥ trở lên và phải đặt trước) để có thể ngắm trọn cuộc diễu hành trên sông, tuy vậy từ địa điểm này thì tầm nhìn để ngắm pháo hoa không lý tưởng cho lắm.
Những chiếc cầu chạy dọc sông Okawa sẽ đóng lưu thông xe cộ trong suốt lễ rước trên sông khiến những địa điểm này thành những nơi khá tuyệt vời cho những người thưởng thức lễ hội, nhưng du khách được yêu cầu di chuyển liên tục để đảm bảo sự thông suốt cho dòng người. Cầu Kawasaki sẽ cấm kể cả người qua lại, một phần là vì người ta cho rằng người trần thì không được đứng trên đó mà nhìn xuống vị thần của đền thờ.
Lễ hội Tenjin về đêm
Nguồn: http://www.japan-guide.com/e/e4023.html
Dịch: Mai Phương Tú