Vì giấy sẽ bị phân hủy theo thời gian nên sẽ khó để phán đoán chính xác được thời điểm mà nghệ thuật gấp giấy Origami được ra đời. Người ta chấp nhận một học thuyết rằng giấy được phát minh vào khoảng năm 105 trước công nguyên ở Trung Quốc và người Nhật bắt đầu sử dụng giấy từ thế kỷ thứ 6. Có nhiều nền văn hóa khác cũng có kỹ thuật gấp giấy nhưng người Nhật là những kẻ tiên phong trong việc khám phá ra việc sử dụng giấy như một chất liệu nghệ thuật.
Ý nghĩa của cái tên
Origami ban đầu được gọi là orikata (hình gấp) nhưng vào cuối thế kỷ 19 nó được gọi là origami, từ ghép của “oru” (gấp) và “kami” (giấy) trong tiếng Nhật. Không rõ nguyên nhân vì sao nó được gọi như thế nhưng một số học giả cho rằng Hán tự của từ origami dễ và đơn giản nhất cho trẻ em học viết so với những từ có ý nghĩa tương tự.
Nâng tầm thành một hình thức nghệ thuật
Ngày nay nhiều người bị hấp dẫn bởi origami vì giấy là một nguyên liệu thủ công giá rẻ. Tuy nhiên ở thời điểm sơ khai thì origami chỉ được dùng cho giới quyền quý. Origami được dùng trong các nghi lễ như gấp hình bướm để trang trí cho chai rượu sake trong đám cưới. Tsutsumi, nghệ thuật gói quà, được dùng trong các sự kiện quan trọng để thể hiện sự chân thành và thuần khiết. Tsuki, các mảnh giấy gấp để gói những món quà giá trị là ví dụ cho các loại giấy gấp hoa mỹ dùng để chứng nhận cho nguồn gốc xịn của các món quà.
Khi giấy bắt đầu rẻ hơn thì người bình thường cũng bắt đầu gấp giấy để làm quà hoặc làm các tấm thiệp đựng lời nhắn. Sau đó origami cũng trở thành một phương tiện dạy học vì quá trình gấp giấy bao gồm nhiều khái niệm liên quan đến Toán học.
Quyển sách đầu tiên về origami là Sembazuru Orikata (Gấp ngàn cánh hạc giấy) viết bởi Akisato Rito năm 1797. Quyển sách này viết nhiều hơn về phong tục tập quán thay vì hướng dẫn gấp giấy. Có một huyền thoại ở Nhật cho rằng nếu một người có thể gấp được ngàn cánh hạc giấy thì một điều ước của họ sẽ thành hiện thực.
Vai trò của Akira Yoshizawa trong việc đưa Origami ra toàn thế giới
Akira Yoshizawa thường được biết đến với cái tên “đại tông sư origami”. Sinh năm 1911, ông học gấp giấy từ thuở bé và ở tuổi 20 ông bắt đầu sử dụng kiến thức về origami để dạy các khái niệm hình học cần thiết trong công việc cho các nhân viên mới trong nhà máy của mình. Năm 1954, Yoshizawa xuất bản cuốn Atarashi Origami Geijutsu (Nghệ thuất gấp giấy hiện đại). Quyển sách đã đưa ra những kiến thức cơ bản về các biểu tượng và ghi chú dùng để hướng dẫn gấp các mô hình origami hiện đại. Nó cũng là chất xúc tác đưa Yoshizawa lên địa vị một siêu sao trong giới Origami. Ông đã dành phần đời còn lại để làm một “đại sứ văn hóa” của Nhật Bản khi ông giưới thiệu đến thế giới các kiến thức hiện đại về kỹ thuật origami.
Yoshizawa qua đời năm 2005 và người ta ước tính rằng ông đã sáng tạo ra hơn 50,000 hình gấp khác nhau trong suốt cuộc đời. Không may là chỉ có vài trăm mẫu hình được xuất bản chính thức trong sách của ông. Yosshizawa cũng là nhà tiên phong cho kỹ thuật gấp giấy ướt nổi tiếng với việc phun một chút hơi nước vào giất để gấp được tròn và dễ tạo hình hơn.Unfortunately, only a few hundred of these models were ever officially documented in his published origami books.
Sự tiến hóa của Origami
Ban đầu Origami không cho phép cắt và dán giấy nhưng các tiêu chuẩn trở nên lỏng lẻo hơn theo năm tháng. Ngày nay có nhiều sách dạy origami hướng dẫn một số hình gấp bao gồm việc cắt và dán giấy để đảm bảo sự vững chắc cho thiết kể cuối cùng.
Một điểm nữa trong sự tiến hóa origami là các hình gấp không chỉ được gấp từ giấy origami truyền thống mà có thể dùng giấy đánh máy, sổ lưu niệm hay các hình thức thân thiện với môi trường hơn là tận dụng báo và tờ quảng cáo cũ. Có người còn gấp tiền để tạo ra những món quà độc đáo hơn.
Theo The Spuce
H.M.