Các công đoàn lao động tại Nhật Bản cho biết họ đang nhận được ngày càng nhiều những bao cáo từ những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, quấy rối từ cấp trên hay các vị khách thất vọng vì không có đủ hàng hóa.
Một người phụ nữ 73 tuổi làm việc tại một công ty sản xuất ở Nara cho biết vào đầu tháng 4, cô phát hiện ra người quản lý đã yêu cầu đồng nghiệp ngừng đi ăn chung với cô và nói với họ hãy tránh xa cô vì cô đến từ Osaka, nơi mà các ca nhiễm đang tăng nhanh. Tại Osaka đã có hơn 1.200 người đã bị nhiễm bệnh trong khi Nara mới chỉ có hơn 60 người nhiễm. Cô cho biết đó là một trải nghiệm đau đớn khi buộc phải ngừng ăn trưa tại nơi làm việc.
Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản (Rengo), tổ chức lao động lớn nhất của Nhật Bản cho biết họ còn đã nhận được báo cáo về hành vi quấy rối liên quan đến virus như là một ông chủ đã phun thuốc khử trùng vào cấp dưới và một nhân viên mới bởi vì ông ta nghĩ rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.
“Không chỉ phản ứng thái quá mà những tuyên bố và hành động thiếu suy nghĩ cũng cấu thành sự quấy rối”, một quan chức Rengo cho biết. Ngoài ra, “sự bất an và căng thẳng cũng đang gây hại cho các mối quan hệ của con người và có xu hướng trở thành một trong những nguyên nhân của sự quấy rối.”
Theo kết quả của một cuộc khảo sát vào tháng 3 của Hiệp hội các siêu thị Nhật Bản, sự quấy rối đến từ khách hàng cũng gia tăng khi mọi người trút sự thất vọng của họ lên nhân viên cửa hàng khi các sản phẩm họ muốn, ví dụ như khẩu trang đã bán hết. Có những trường hợp, khách hàng sẽ gọi cho cửa hàng mỗi khi có xe tải giao hàng đến và yêu cầu nhân viên của họ đặt lại kệ càng sớm càng tốt hay có những người khách hàng đi khiếu nại cửa hàng dựa trên tin đồn.
“Có nhiều cửa hàng có số lượng nhân viên ít nhưng đang trong một vòng luẩn quẩn khi phải giải quyết các khiếu nại, từ đó càng gây khó khăn cho công việc”, một quan chức hiệp hội cho biết. Ngoài ra cũng có trường hợp phân biệt đối xử với nhân viên y tế và nhiều người rằng đó là lỗi của cá nhân họ khi để bị nhiễm bệnh.
Bà Keiko Fujino thuộc Viện Quản lý tính đa dạng và trao quyền phụ nữ Nhật Bản, một cơ quan thúc đẩy phúc lợi của người lao động cho biết mọi người nên báo cáo về hành vi quấy rối liên quan đến virus giống như bất kỳ hình thức quấy rối nào khác và tìm kiếm sự tư vấn. Theo bà, đây có thể là một vấn đề mới đối với các công ty, nhưng họ cần kiểm tra xem sự quấy rối đã xảy ra như thế nào và tìm cách giải quyết một cách thích hợp.
Tham khảo:
https://japantoday.com/category/national/coronavirus-outbreak-sparks-harassment-at-workplaces-in-japan
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/04/20/national/coronavirus-outbreak-sparks-harassment-workplaces-japan/#.Xp8hevYSmNw