Ở Nhật Bản cũng có 1 số từ miêu tả vấn đề tìm việc. Shokusagashi và kyuushoku đều có nghĩa là “tìm việc” chỉ hành động tìm việc làm nói chung. Tenshoku katsudou là đổi việc, chuyển chỗ làm. Shuushoku katsudo , gọi tắt là “shuukatsu” chỉ quá trình tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp.
Lý do cho tất cả các quy tắc “tìm việc” khác nhau này là nhờ có thông lệ tuyển dụng độc đáo của Nhật Bản. Lớn nhất và độc đáo nhất là shinsotsu ikkatsu saiyou 新 卒 一 括 採用 (し ん そ つ い っ か つ さ い よ う) – các công ty đồng thời tuyển dụng một lượng lớn sinh viên. Trước năm 1997, có quy định về ngày bắt đầu tuyển dụng chính thức của các công ty. Nếu bắt đầu trước ngày này thì được gọi là aotagari 青田 刈 (あ お た が) り, mà theo nghĩa đen có nghĩa là “thu hoạch lúa khi vẫn còn xanh”. Sau năm 1997 các hướng dẫn mới đề xuất các công ty nên thông báo tuyển dụng vào ngày 01/12 (cho các sinh viên năm thứ ba) và bắt đầu phỏng vấn sàng lọc các ứng viên vào ngày 01/04 (đối với sinh viên năm thứ tư). Gần đây, chỉnh phủ của thủ tướng Abe yêu cầu đẩy lùi ngày này lại để sinh viên có thể tập trung vào việc học.
Do các công ty tuyển dụng tất cả cùng một lúc nên ban đầu họ tranh giành các các sinh viên đến từ các trường tốt hơn, bởi vì họ muốn có các sinh viên “tốt hơn”. Điều này gây áp lực cho học sinh trung học, bởi nếu bạn được nhận vào một trường đại học tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có được một công việc tốt, ngay cả khi bạn không học hành gì nhiều ở trường đại học. Hệ thống này cũng khiến cho sinh viên đại học phải đi làm sớm hơn. Nếu không thì chỉ còn lại rất ít công việc tốt. Nói thẳng ra, sinh viên thực sự cảm thấy họ cần tìm được việc trong thời gian shinsotsu-ikkatsu-saiyou này. Nếu không thì sẽ rất khó tìm được một công việc lý tưởng. Thậm chí họ còn mất đi lợi thế vào năm tiếp theo, bởi vì các công ty chỉ tập trung vào sinh viên mới tốt nghiệp.
Có thể thấy để có được công việc, sinh viên gặp rất nhiều áp lực với rất nhiều chỉ dẫn và quy tắc đi kèm. Và không chỉ dừng lại ở đây. Còn tồn tại một danh sách dài các “quy tắc bất thành văn” dành cho những sinh viên này. Nếu bạn không thực hiện những điều này, thì khó có thể tìm được việc. Chỉ liên quan tới ngoại hình cũng có 1 danh sách dài cần phải làm theo.
Kiểu tóc
- Đối với nam: Nên để ngắn đủ để nhìn thấy tai và chải gọn gàng.
- Đối với nữ: Nên buộc hoặc chải gọn gàng để lộ tai ra ngoài
- Đầu tóc phải sạch sẽ.
- Không nên nhuộm tóc.
Ria mép / Râu
- Nên cạo sạch sẽ.
Trang phục
- Bạn nên mặc một bộ đồ tối màu phù hợp với phỏng vấn xin việc.
- Một bộ vest 1 hàng khuy gồm 2 khuy sẽ phù hợp hơn là bộ vest 2 hàng khuy.
- Khuy trên cùng phải được cài chặt
- Áo sơ mi phải là màu trắng.
- Cà vạt nên đơn giản.
- Quần nên được là thẳng li.
- Màu tất phải tương tự với màu quần áo.
Giày
- Giày phải đơn giản và có màu đen hoặc nâu
- Giày phải được đánh sạch sẽ
Trang điểm
- Cần đơn giản và không lòe loẹt.
- Không nên dùng nước hoa.
Móng tay
- Móng tay cần cắt gọn gàng.
- Không nên sơn móng tay
Khuyên tai
- Không nên đeo khuyên tai
Dây chuyền
- Phải đơn giản, không lòe loẹt.
Trang phục của nữ
- Nên mặc một bộ đồ tối màu phù hợp với phỏng vấn xin việc.
- Các màu an toàn là: Đen, xanh đen, hoặc màu xám.
- Nếu mặc váy, không được quá ngắn.
- Áo sơ mi trắng là an toàn
Giày nữ
- Nên đi một đôi giày thấp đơn giản
- Màu giày phải phù hợp với màu của quần áo
- Nếu đi giày cao gót thì ko nên quá cao.
- Giày phải được đánh sạch sẽ
Mặc dù là “quy tắc bất thành văn” nhưng nhiều người nghĩ rằng chúng rất quan trọng (nhiều người trong số họ đã được tuyển dụng). Nếu bạn không làm tất cả những điều này thì bạn sẽ ít có khả năng được tuyển dụng khi mà cơ chế tuyển dụng trọn đời đang dần biến mất ở Nhật Bản và bạn muốn có một công việc tốt ngay khi có thể.
Lược dịch từ bài viết của Mami Suzuki / tofugu.com