Mẹo xin việc ở Nhật: Phương pháp thảo luận nhóm (Group Discussion)

Đăng ngày 03/09/2017 bởi iSenpai

Nhiều bạn khi phỏng vấn xin việc qua cách thảo luận nhóm không chuẩn bị kỹ như khi phỏng vấn cá nhân một – một. Có nhiều sinh viên cho rằng “Chủ đề thì phải đến hôm phỏng vấn mới biết được nên không có cách nào chuẩn bị được” nên hoàn toàn không chuẩn bị gì hết. Thế nhưng bạn vẫn có thể chuẩn bị cho mình nhưng kỹ năng quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các đối sách khi phỏng vấn thảo luận nhóm, hãy xem qua rồi cùng nhau chuẩn bị nhé!

Thảo luận nhóm là gì?

Thảo luận nhóm là phương pháp tuyển dụng bằng cách phân chia sinh viên thành từng nhóm rồi đưa ra chủ đề cần nghị luận, sau đó nhóm sinh viên sẽ thảo luận rồi đưa ra kết luận của cả nhóm. Tùy theo doanh nghiệp cũng có nơi yêu cầu từng nhóm phát biểu về kết luận của mình. Chủ đề khá đa dạng là những chủ đề ai cũng có thể nói được từ những điều quanh ta đến những thứ liên quan đến kinh doanh.

Điểm khác biệt lớn với hình thức phỏng vấn cá nhân và tập thể là bạn không trực tiếp thể hiện bản thân qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng mà bằng những ý kiến hay phát biểu khi thảo luận.

group-discussion-point_img

Người ta thấy gì qua phỏng vấn thảo luận nhóm?

Dưới đây là những gì người tuyển dụng thấy được qua phỏng vấn thảo luận nhóm.
(*Không áp dụng cho tất cả mọi doanh nghiệp)
Tính lí luận… Khả năng đưa ra những ý kiến dễ hiểu về mặt lí luận
Tính tích cực… Thái độ tích cực phát biểu ý kiến, đưa ra ý kiến dập tắt tranh cãi.
Tính lãnh đạo… Khả năng dẫn dắt cuộc thảo luận đi đến kết luận, tổng hợp ý kiến của nhóm.
Tính hợp tác… Thái độ hỏi han, lắng nghe ý kiến của người khác
Quan tâm đến người khác… Khi phản đối ý kiến của người khác không làm tổn thương người đó.
Không quá chú trọng đến tranh luận mà nên ý thức về việc người phỏng vấn sẽ nhìn thấy gì ở bạn.

Những điều cần chú ý trong thảo luận nhóm

Hầu như không nói gì hết là không tốt
Không được không nói gì. Nếu bạn không nói gì thì sẽ không thể đánh giá được. Dù ý kiến của bản thân bị phản bác hay cảm thấy ý kiến của mọi người thật hay thì cũng không được nản lòng.
Nếu có một sinh viên đặc biệt nào đó cứ nói liên tục mà không cho học sinh khác nói thì cần phải thay đổi tình hình hiện tại. Hãy thử nói “Bạn.. nghĩ như thế nào” rồi lắng nghe ý kiến của từng người một.

jobs

Hành vi phá hoại là không tốt
Những hành vi cản trở như dưới đây tuyệt đối không nên làm.

Ra vẻ nhấn mạnh ý kiến bản thân.
Cản trở việc phát triển cuộc thảo luận
Đánh giá người khác
Thái độ tồi tệ
Làm bầu không khí xấu đi
Những hành vi như làm phiền các thành viên khác, sẽ gây ra ấn tượng là kiểu người chỉ trỏ làm này làm kia trong công ty, sẽ bị đánh giá không tốt.

Không mặc kệ hành vi phá hoại
Nếu trong nhóm có hành vi phá hoại thì không nên mặc kệ. Nếu cứ mặc kệ thì cuộc thảo luận không thể tiếp tục được, có khả năng tất cả các thảnh viên trong nhóm cũng bị điểm trừ. Cần phải xử lý sự hỗ loạn do hành vi phá hoại gây ra.
Cụ thể bạn nên thử dẫn dắt cuộc thảo luận như dưới đây
Chỉ ra điều cần thảo luận bây giờ, ví dụ: Vậy thì giờ hãy đưa ra kết luận về…/
Chỉ định từng thành viên một đưa ra ý kiến, ví dụ: Tôi nghĩ chúng ta nên nghe ý kiến của mọi người, do đó lần lượt từng người nói nhé. Anh… nghĩ gì?
Đầu tiên là không làm ra hành vi phá hoại, sau đó là khi gặp hành vi phá hoại nếu có thể xử lí tốt thì sẽ tạo ra ấn tượng tốt, đừng để bị rối loạn mà hãy phản ứng cho tốt nhé.

Tự chủ trương ý kiến, nói quá nhiều sẽ gây ra hiệu quả ngược
Dù không phải là phá hoại nhưng nếu câu chuyện toàn tập trung vào bản thân, quá chú trọng vào sự đúng đắn trong ý kiến của bản thân rất nguy hiểm. Kết quả sẽ phản tác dụng gây ra cảm giác tích cực quá mức.
Khi bị giới hạn thời gian, nếu toàn bộ thành viên trong nhóm cùng đưa ra ý kiến rồi tổng hợp lại sẽ không đủ thời gian để từng người một nói ra ý kiến của bản thân. Hãy chú ý đến thời gian, đừng quá chú trọng vào bản thân.

Chú ý đến âm lượng, giọng điệu truyền đến người đánh giá
Trong phỏng vấn thảo luận nhóm, hoàn thành thảo luận trong thời gian quy định chưa chắc là thành công. Nếu người đánh giá không nhìn thấy tình hình thảo luận của nhóm hay của bản thân thì không có ý nghĩ gì cả. Nhiều người đánh giá hay đi vòng quanh và quan sát từng nhóm một, nên hãy chú ý đến âm lượng, giọng điệu của bản thân có thể truyền đến người đánh giá.

Chú ý đến tư thế khi thảo luận
Dù bạn nói tốt nhưng cũng có khi tư thế khi thảo luận để lại ấn tượng xấu.
Ví dụ, nhưng hành vi như bên dưới sẽ gây ra điểm trừ nên hãy chú ý .
Ngồi ngược lại ôm lấy lưng ghế
Vòng tay lại
Bắt chéo chân
Chống cằm
Chống khuỷu tay
Xoay tóc
Xoay bút
Tập trung viết ghi chú
Hãy chú ý không làm những hành động trên đây khi đang tập trung thảo luận, chú ý làm những hành động được chấp nhận

Cách tiến hành thảo luận nhóm

Nếu nhấn mạnh vào những điểm đáng chú ý nhỏ nhặt là bạn đã nắm được phương pháp tiến hành thảo luận. Hãy tiến hành như dưới đây thì mọi chuyện sẽ thuận lợi.
1. Lắng nghe giải thích từ phòng nhân sự
Ban đầu phòng nhân sự sẽ giải thích về thảo luận nhóm cho mọi người. Bạn nên tập trung lắng nghe vì người đó sẽ giải thích về chủ đề, thời gian giới hạn, đề mục cần chú ý.
2. Giới thiệu bản thân
Khi bắt đầu thảo luận nhóm nên bắt đầu từ việc giới thiệu bản thân. Tên trường và tên mình là được, vì không dùng danh thiếp nên để ghi nhớ thì hãy ghi chú lại vị trí ngồi và tên người đó.
3. Phân chia vai trò
Để có thể giữ cho cuộc thảo luận trôi chảy cần phải phân chia vai trò như dưới đây.

Người lãnh đạo (Nhóm trưởng): Là người nhanh chóng tiến hành thảo luận, tập hợp ý kiến thành viên, tổng hợp kết luận.
Người canh giờ: Quyết định thời gian làm gì để cuộc thảo luận tiếp tục và báo với nhóm trưởng, chẳng hạn như “nên đưa ra kết luận trong vòng 2 phút nữa”.
Ghi chép: Là người điều chỉnh những điểm quan trọng khi thảo luận, tổng kết, viết lại kết luận. Những gì viết ra là sở hữu chung, phù hợp với nhận thức của thành viên.
Người phát biểu: Không nhất thiết chỉ có một người, nhiều người chia theo từng mục cũng được. Ví dụ: “người nói ra lý do và kết luận”, “người giải thích quá trình thảo luận”, “người trả lời câu hỏi từ người đánh giá”.
4. Quyết định thời gian biểu
Nhóm trưởng quyết định phân phối thời gian.
Thời gian suy nghĩ kĩ càng
Thời gian tranh luận, nói lên ý kiến
Thời gian tổng hợp
Thời gian luyện tập, chuẩn bị phát biểu
Tùy vào thời gian và hình thức phát biểu mà từng cách thức cũng sẽ khác nhau. nhưng thời gian nghị luận và tổng hợp nên dài nhất.

Theo MyNavi Shinsotsu

Trả lời