*Naitei: cam kết nhận nhân viên vào làm việc của các công ty trước khi ký hợp đồng chính thức.
Bài viết dành cho những người dù đã nhận được lời mời làm việc nhưng vẫn còn do dự rằng liệu bản thân có nên làm việc ở công ty này không. Điều quan trọng là tự bạn phải xác định xem công việc, môi trường, đàn anh, và các mối quan hệ ở đó có phù hợp với mình không.
Do dự có nên vào làm hay không dù đã được nhận
Có rất nhiều người băn khoăn “Dù tôi đã nhận được lời mời làm việc nhưng tôi có nên đi làm không?”. Có một trường hợp như sau:
“Tôi nhận được lời mời của công ty bảo hiểm , nhưng tôi nghe được một số tin đồn không hay lắm về những công ty trong ngành này. Thực ra tôi khá là lo lắng Có lẽ là hơi thừa nhưng ngành bảo hiểm là ngành như thế nào vậy?”
Đây là một ví dụ về công ty bảo hiểm, nhưng bất kể là ngành nghề hay công ty gì, vào thời điểm này tâm trí mọi người đều lo lắng về một câu hỏi lớn. Đáp án của câu hỏi này chắc chắn sẽ không có trong sách hướng dẫn xin việc, dù cho bạn có nói chuyện với bộ phận hướng dẫn tìm việc (Trung tâm việc làm) thì nếu nhân viên tư vấn không biết tường tận về công ty cũng như ngành nghề đó thì khó mà cho bạn câu trả lời chính xác được.
Công ty mà bạn gia nhập khi mới tốt nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng đến tương lai của nhiều người. Chính vì thế, không chỉ phụ huynh mà cả bản thân bạn cũng cần có “quyết tâm” không để kẽ hở cho những cảm xúc do dự xen vào. Nếu “quyết tâm” không đủ thì chỉ cần vài tháng sau khi đi làm bạn sẽ bỏ ngang.
Thảo luận trực tiếp với bộ phận nhân sự, phán đoán dựa trên phản ứng của họ
Trước hết chúng tôi nghĩ bạn nên thảo luận với bộ phận nhân sự về nhũng lo âu của bạn. Lần này bạn nên chú ý đến thái độ của họ lúc đó.
Cụ thể hơn hãy xem ví dụ dưới đây:
“Chúng tôi đã cho bạn giấy mời đi làm rồi, đừng có lằng nhằng”
“Chúng tôi có cả tá ứng viên thế chỗ cậu!”
“Công ty có chút bận rộn nên hơi khó nói chuyện!”
Nếu bạn không thấy được bộ phận nhân sự không muốn làm gì đó để giúp một người có thành ý như bạn thì tốt hơn hết là nên suy nghĩ lại việc vào làm ở đây. Vì khả năng cao là sau khi vào làm họ cũng sẽ không lắng nghe những lo âu của bạn.
Đương nhiên với sinh viên mới tốt nghiệp thì đây cũng là một giai đoạn trưởng thành, sẽ không thành một cuộc chiến như khi tuyển dụng người từng đi làm. Tuy nhiên việc tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp chính là hình thức đầu tư nhân tài trung thành cho công ty, điều hành công ty trong tương lai. Đây là thời đại mà rất nhiều người ý thức được điều này, nên nếu bộ phận nhân sự coi thường việc này thì chỉ có thể nói là trình độ quản lý nhân sự còn kém. Sẽ khó có chuyện sau khi vào làm bộ phận nhân sự lại nhiệt tình hỗ trợ bạn khi có vấn đề.
“Nhận được giấy mời tôi rất vui, nhưng tôi muốn nhân đôi niềm vui đó”
“Nếu được có thể cho tôi xem nơi làm việc được không?”
“Nếu được, có thể giới thiệu nhân viên đã làm việc 3 năm cho tôi không?”
Bạn hãy thử đưa ra những yêu cầu như thế này để xem phản ứng của nhân viên. Lúc đó nếu là công ty có bộ phận nhân sự chịu tích cực thảo luận chắc hẳn bạn sẽ muốn làm việc ở đây.
*Cũng còn tùy vào công ty đó “tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp” hay là “tuyển dụng mở” nữa. Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp chung nhiều khi là sự kết hợp của lao động suốt đời và tăng lương theo thâm niên, nhiều khả năng có cả chế độ training kỹ càng, mặt khác sự tìm hiểu của nhân sự tùy hoàn cảnh sẽ khá là dễ chịu (Hoặc là hòa hợp với không khí văn phòng và thoải mái làm việc, hoặc là nghi ngờ xem xét mọi thứ). Ngược lại, tuyển dụng mở là dạng tuyển dụng chung, không có sự phân biệt với người từng đi làm. Thế nhưng sẽ không hướng dẫn riêng mà phần lớn là vừa học vừa làm tại nơi làm việc luôn.
*Nhưng nếu cách phản ứng của nhân sự không máy tích cực nhưng bạn lại được nhận quyết định từ công ty khác thì cũng không nên cảm tính từ chối mà hay cứ giữ đó rồi tiếp tục tìm việc, đôi khi trong công ty chỉ có bộ phận nhân sự là không ổn thôi.
Muốn được giới thiệu đàn anh đã làm việc đến năm thứ 3
Trước hết, về việc thảo luận, nguồn gốc tin đồn ác ý về ngành hay công ty là từ đâu ra. Nếu là tin đồn từ những người có ấn tượng xấu từ xưa về ngành thì bạn nên bỏ qua.
Điều quan trọng trong kế hoạch nghề nghiệp của bạn không phải những tin đồn hay phỏng đoán này nọ mà là tận mắt nhìn thấy nơi làm việc mới nhất cũng như cách đàn anh làm việc.
Phương pháp rất đơn giản, gọi điện cho nhân sự và nhờ vả “Em muốn được xem nơi làm việc”, “Em muốn được giới thiệu với một vài đàn anh”. Nếu là trước khi nhận được lời mời thì sẽ hơi khó khăn, nhưng nếu sau khi có được lời mời làm việc rồi thì nhất định bộ phận nhân sự sẽ giúp đỡ bạn.
Điều đặc biệt quan trọng là gặp gỡ những đàn anh đã làm việc trên 3 năm. Nếu là nhân viên mới được 1 năm thì sẽ không biết nhiều, nếu là nhân viên 10 năm rồi thì sẽ cảm tính hơn. Thêm nữa nếu là người cùng giới tính thì sẽ tốt hơn. Nếu là nam giới hoặc nữ giới thì có thể lắng nghe những lo lắng về môi trường làm việc (chẳng hạn như nữ giới thì có thể hỏi về việc chăm con, kết hôn hay thăng tiến).
Trước khi lo lắng, hãy thử nói chuyện với người có thể cho mình hình ảnh thực tế của bản thân trong tương lai.
Nói chuyện với người cùng được quyết định vào công ty đó
Người bạn gặp được khi vào công ty cùng nhau sẽ là bạn bè cả đời.
Bạn cùng làm đồng kỳ (douki) không phải là cấp trên cũng không phải cấp dưới, cũng không phải khách hàng hay người cung cấp, là người bạn cùng cấp cuối cùng có thể nói chuyện cởi mở được, cũng khó mà chuyển sang việc khác. Chính vì thế, để biết được người cùng nhận như mình là người như thế nào, cần phải gặp những người có thể gặp được trước khi quyết tâm vào công ty.
Có thể những người này sẽ có những bất an giống như bạn vậy, nên nhất định phải cùng nhau thảo luận thật thân thiết, biết đâu người đó sẽ có những thông tin về nơi làm việc mà bạn không biết. Nếu có thể hãy cùng nhau trao đổi những thông tin mình có được về nơi đó, để cả hai cùng có những tài liệu phán đoán quan trọng khi quyết định vào công ty.
Nhờ đó bạn cũng có thể nhận định xem “Liệu người đó có là bạn đồng nghiệp giống như bạn bè cả đời không?”. Đương nhiên, không biết được là có ở lại công ty đó đến khi nghỉ hưu hay không, nhưng đó sẽ là đối tượng giao tiếp trong một thời gian dài. Biết đâu đó sẽ là người bạn mà bạn kính trọng, người mà bạn có thể hào hứng trao đổi về mọi thứ ở quán rượu.
Ví dụ cụ thể:
“Nếu chỉ có nơi này nhận thì tôi chỉ còn cách vào công ty này thôi.”
“Tôi thì chắc sẽ bỏ sớm thôi.”
“Công việc mà thoải mái chút thì tốt hơn nhiều nhỉ.”
“Tôi không muốn làm công việc có trách nhiệm một chút nào.”
Nếu bạn gặp toàn những người không thích làm việc như thế này thì thật không may chút nào. Nhưng ngược lại
“Tôi, nhất định sẽ thành giám đốc công ty này!”
“Tôi đã luôn muốn được vào đây! Nên bây giờ tôi tràn ngập năng lượng!”
“Tôi sẽ luôn cố gắng, tôi muốn trở thành người được giao nhiều trọng trách!”
“Hãy cùng nhau phát triển công ty nào!”
Nếu bạn được nghe những câu này thì bạn nên vào đây. Nhất định bạn sẽ ngày càng trưởng thành.
(Còn tiếp)
Theo allabout.co.jp