Mẹo xin việc ở Nhật: Thận trọng với “Câu hỏi ngược’ !

Đăng ngày 15/06/2017 bởi iSenpai

Tham khảo mô hình về mô hình xin việc qua video độc đáo ở Nhật ở bài viết: http://isenpai.jp/rikuburi-he-thong-tim-viec-sang-tao-qua-video/
Chắc hẳn các bạn không còn lạ lẫm với câu hỏi “Bạn có câu hỏi gì không?” cuối các buổi phỏng vấn. Nhưng khi được hỏi câu ấy, đừng nghĩ rằng mình có thể hỏi họ mọi thứ. Chỉ cần 1 câu hỏi không ổn cũng có thể dẫn đến kết quả đáng tiếc. Vì vậy, dưới đây mình sẽ nêu một số ví dụ về những câu hỏi “NG” cần tránh và những câu hỏi ngược có thể đảo lộn tình thế và giúp các bạn PR bản thân tốt hơn.
(*): NG là không tốt, hỏng
1. Tình huống 1: Câu hỏi ngược “NG” do thiếu sự chuẩn bị:
Không tìm hiểu thông tin về công ty trên trang web là một cái “tội”!
Việc không tìm hiểu kĩ về công ty bạn apply trước khi đi phỏng vấn là một NG. Nếu bạn hỏi về một thông tin đã được đăng trên website hoặc thông tin tuyển dụng trong phần câu hỏi ngược, người tuyển dụng sẽ nghĩ rằng “bạn không chuẩn bị gì cả”.
Những câu hỏi ngược NG:
– Công ty kinh doanh những loại sản phẩm nào?
– Tiêu chí của công ty là gì?
– Đối tác chủ chốt là các tập đoàn như thế nào?
– Hãy cho tôi biết về doanh thu của công ty.
– Thế mạnh của công ty là gì?

Làm thế nào để không bị NG?
Hãy đọc thật kĩ đến mức thuộc lòng các thông tin tuyển dụng và thông tin trên trang chủ công ty!

Làm thế nào để đảo ngược tình thế?
Không chỉ đọc trang chủ của công ty, hãy tìm hiểu cả về các công ty đối thủ.
Hãy tìm hiểu cả thông tin về công ty cạnh tranh với nó, và ví dụ về câu hỏi ngược như sau: “Công ty A và công ty B đều kinh doanh mặt hàng cùng chức năng và giá cả như nhau, vậy để khách hàng chọn sản phẩm công ty mình, chúng ta cần chiến lược hay yếu tố gì?” Với câu hỏi ngược như vậy, bạn không chỉ cho thấy rằng mình đã tìm hiểu kĩ về công ty đó mà còn cho thấy sự nhiệt huyết của bạn khi vào công ty đó.

6a72102ee4d4eb96c5a3baecf3fc780f1-1024x576

2. Tình huống 2: Câu hỏi ngược “NG” do thiếu tự tin:


“Muốn học hỏi” hay “Có được không” khiến họ nghi ngờ về sự nhiệt huyết của bạn!
Đó là câu hỏi tạo cảm giác bạn dựa dẫm vào công ty, vì vậy cũng NG. Công ty là nơi cần tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc kinh doanh, vì vậy họ không muốn nhân lực có ý nghĩ về việc “học”. Hơn nữa, đối với người đi làm, những câu hỏi có vẻ thiếu tự tin cũng là một NG.
Những câu hỏi ngược NG:
– Có môi trường để học hỏi không?
– Đây có phải môi trường sẽ giúp tôi nâng cao năng lực không?
– Nếu tôi vào công ty, tôi sẽ được huấn luyện những gì?
– Nếu không thể đạt được chỉ tiêu thì sẽ ra sao?
– Tôi chuyển công tác từ một chuyên ngành khác, liệu tôi có làm được việc không?
– Vào công ty rồi mới quen với việc có sao không?
Làm thế nào để không bị NG?
Việc bạn được gọi đến phỏng vấn là vì người tuyển dụng nghĩ rằng bạn xứng đáng để gặp thử. Vì vậy hãy nhìn thẳng vào người tuyển dụng và cho họ thấy bạn là người cầu tiến.
Làm thế nào để đảo ngược tình thế?
Hãy cho nói họ biết khả năng của bạn và việc bạn có thể vận dụng nó ở công ty của họ.
Điều mà các công ty tuyển dụng muốn biết là bạn đã từng làm những gì và bạn có thể làm những gì. Hãy giới thiệu ngắn gọn những việc bạn đã học được, làm tốt ở công ty trước, từ giờ có thể ứng dụng những gì khi làm ở công ty họ, ví dụ: ”Ở công ty trước tôi đã có được bằng cấp ○○, ở công ty này có khóa huấn luyện cho người mới hay có hỗ trợ cho người có bằng cấp không?” Hãy nghĩ về những việc bạn có thể làm, việc bạn có thể cống hiến cho công ty, từ đó xây dựng nên câu hỏi ngược.

deze

3. Tình huống 3: Câu hỏi ngược “NG”: câu hỏi tạo cảm giác bạn không có hứng thú với công việc:

Câu hỏi về mức lương, ngày nghỉ, chế độ phúc lợi cũng bị coi là không mấy hứng thú với công việc

Tất nhiên những chế độ đãi ngộ như mức lương, ngày nghỉ là yếu tố quan trọng khi lực chọn công việc. Tuy nhiên, chỉ vì thế mà hỏi nó, bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt với người tuyển dụng “Bạn có vẻ không mấy hứng thú với công việc?” Hơn nữa, nếu câu hỏi ngược của bạn về chế độ đãi ngộ đã được ghi trên thông báo tuyển dụng, bạn sẽ gây ấn tượng xấu hơn nữa về việc không tìm hiểu kĩ thông tin đấy.

Những câu hỏi ngược NG:

– Thu nhập trung bình năm là bao nhiêu?

– Tôi nhận được bao nhiêu cho lương tháng và tiền thưởng?

– Tiền bonus của năm trước là bao nhiêu?

– Có cần làm thêm giờ không?

– Chế độ phúc lợi bao gồm những gì?

– Có phải di chuyển công tác không?

– Một năm được nghỉ bao nhiêu ngày?

Làm thế nào để không bị NG?

Hãy tránh hỏi những câu hỏi liên quan đến mức lương, ngày nghỉ và chế độ đãi ngộ nhé!

Làm thế nào để đảo ngược tình thế?

Khi muốn hỏi về chế độ đãi ngộ, hãy làm phép so sánh với công ty trước.

Nếu muốn hỏi về đãi ngộ mà không được ghi trong thông tin tuyển dụng, hãy so sánh với những công ty trước và hỏi nó trong phần câu hỏi ngược. Ví dụ: “Ở công ty trước, một tháng tôi làm thêm 30 tiếng, thời kì đỉnh điểm là khoảng 40 tiếng. Ờ phần thông tin tuyển dụng có ghi “có làm thêm giờ”, vậy hãy cho tôi biết công ty bạn trung bình và thời kì đỉnh điểm sẽ làm thêm bao nhiêu giờ.”. Hãy “ra vẻ” không hiểu rõ về phần thông tin tuyển dụng và hỏi về điều kiện làm việc một cách linh hoạt. Tuy nhiên, nên thận trọng vì nếu kết thúc buổi phỏng vấn bằng các câu hỏi về mức lương, ngày nghỉ hay đãi ngộ thì có thể bạn sẽ không để lại ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Câu hỏi ngược cũng là lúc để bạn PR bản thân, vì vậy nếu chỉ muốn tránh những tình huống NG thì thật lãng phí.

Mình sẽ giới thiệu 2 kiểu ví dụ về câu hỏi ngược giúp bạn tạo ấn tượng tốt ở cuối buổi phỏng vấn.

Cho họ thấy năng lượng, nhiệt huyết của bạn!

Ví dụ:

– Phải trải qua bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu quá trình tôi mới được bắt tay vào công việc chính thức?

– Đối với người chuyển công tác từ thể loại công việc khác, họ cần học hỏi những gì?

– Ở công ty trước tôi đã có kinh nghiệm về ○○, và tôi nghĩ nó sẽ có ích nhưng nếu tôi còn thiếu sót gì về kinh nghiệm hay khả năng, xin hãy chỉ bảo thêm.

– Tôi hiểu và có kinh nghiệm về quá trình ○○,  nhưng hãy cho phép tôi hỏi kĩ thêm về quá trình sau đó.

Hỏi về những điều cần thiết ở công ty mới sẽ cho thấy sự nhiệt huyết của bạn.

Sẽ thật tốt nếu bạn cho họ thấy bạn sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình ở công ty mới và sẽ học hỏi thêm những điều còn thiếu sót. Cụ thể hơn, hãy nhớ rằng trong công việc, không nên kết thúc câu trả lời cho câu hỏi của đối phương chỉ bằng “Có/Không”.

Cho họ thấy bạn là người có trách nhiệm và biết hợp tác!

Ví dụ:

– Ở công ty trước, có rất nhiều khách hàng ○○, vì vậy tôi rất chú ý đến ○○ và ○○. Tôi nghĩ  ngay cả công việc ở công ty bạn cũng rất cần  ○○, bạn nghĩ sao về việc này? Ngoài ra, còn điều gì tôi cần phải chú ý không?

– Ở công ty trước, công việc của tôi luôn phải giúp đỡ các nhân viên khác. Vì vậy tôi luôn chú ý đến cách thức giao tiếp cũng như cố gắng tạo không gian thoải mái trong công ty, tôi muốn biết công ty bạn môi trường làm việc như thế nào?

– Từ trước đến nay để làm gương cho hậu bố, tôi luôn cố gắng không đi làm muộn và luôn chào hỏi với khí thế, liệu công ty bạn còn yêu cầu điều gì khác không?

Cách bạn ứng xử với khách hàng và đồng nghiệp sẽ phản ánh trách nhiệm và khả năng hợp tác của bạn.

Câu hỏi ngược về những điều công ty mới yêu cầu, cùng với đó là nêu lên những mặt mạnh của bản thân ở công ty cũ sẽ là một câu hỏi ngược tốt. Tuy nhiên hãy chú ý đừng biến nó thành câu chuyện tự mãn về bản thân nhé!

KẾT: Khi nghe thấy “Bạn có câu hỏi gì không?”, hãy biến nó thành cơ hội của mình, hãy cho người tuyển dụng thấy được nhiệt huyết của bạn nhé!

Tham khảo mô hình về mô hình xin việc qua video độc đáo ở Nhật ở bài viết: http://isenpai.jp/rikuburi-he-thong-tim-viec-sang-tao-qua-video/

Trả lời