Mẹo xin việc ở Nhật: Phương pháp phân tích bản thân một cách hiệu quả

Đăng ngày 12/07/2017 bởi iSenpai

Binh pháp nói “Biết mình biết ta trăm trận bất bại”. Phân tích bản thân là một trong những công việc quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình xin việc ở Nhật. Dựa trên việc phân tích bản thân mà bạn có thể xác định chiến lược cho quá trình xin việc.

Có nhiều cách khác nhau để phân tích bản thân. Bạn có thể viết ra một quyển sổ dùng phân tích cá nhân, dùng check sheet, hay thậm chí chỉ suy nghĩ trong đầu và cũng có thể là nghiêm túc ghi chép lại, chỉnh sửa thông tin, viết bài PR bản thân dựa theo dàn bài sẵn có.

images

Tuy nhiên, cũng có nhiều người trong lần đầu tiên phân tích bản thân, dù biết được những điều cần phải viết ra nhưng vẫn có rất nhiều câu hỏi như là “Cách phân tích bản thân là gì?”, “Cách phân tích hiệu quả thế nào?”, “Làm sao để tìm được đặc trưng của bản thân?”. Bài viết này sẽ giới thiệu “phương pháp phân tích bản thân hiệu quả”, rất có ích trong quá trình xin việc ở Nhật.

[Bước 1] Tạo bảng lịch sử cá nhân

Bước đầu tiên trong phân tích cá nhân bắt đầu từ việc tập trung dữ liệu khách quan của bản thân. Dữ liệu khách quan là dữ liệu có được sau khi mọi người phân tích trải nghiệm và kinh nghiệm đạt được cho đến bây giờ, sau đó trích xuất những thông tin là điểm mạnh trong việc PR bản thân. Đầu tiên, bạn dùng checksheet phân tích bản thân A, ghi lại “quá trình nỗ lực từ trung học sơ sở đến đại học” trong lịch sử bản thân. Nhất định bạn sẽ tìm thấy những điểm bạn sẽ có thể dùng để PR cho bản thân mà bạn chưa từng chú ý đến.

images (3)

Checksheet phân tích bản thân A

Thời trung học cơ sở
Thời trung học phổ thông
Thời đại học

Bạn hãy ghi lại những nội dung dễ nhớ lại để so sánh, nhưng nếu có thời thời gian cũng có thể thử phân tích từ nhiều góc độc khác như “điều tiếc nuối trong giai đoạn trung học cơ sở đến đại học”, “trải nghiệm không thể quên từ trung học cơ sở đến đại học”, …

 

[Bước 2] Đi sâu vào chi tiết

Dựa trên nội dung đã ghi nhớ trong bước 1, hãy dùng checksheet phân tích bản thân B để thử đi sâu vào chi tiết. Bằng việc thực hiện đào sâu, tìm ra cách PR bản thân độc đáo, nhớ lại những chi tiết có thể tìm thấy những điểm hấp dẫn như “cá tính”, “sở trường”.

Checksheet phân tích bản thân B

Những việc làm được
  • Nội dung sự nỗ lực bạn đã trải qua
  • Toàn bộ câu chuyện
  • Chi tiết cụ thể
  • Những điều khó khăn bạn gặp phải
  • Bạn đã làm gì để giải quyết khó khăn
  • Điểm tốt của sự nỗ lực
  • Điều học được khi bạn nỗ lực

 

Trong nội dung đào sâu ở trên thì “những khó khăn”, cũng sẽ làm xuất hiện nhược điểm của bản thân. Vì cách giải quyết nhược điểm như thế nào cũng sẽ trở thành sở trường nên bạn cần đi sâu vào phân tích chi tiết. Trong vòng phỏng vấn thì ai cũng muốn làm “ưu điểm” của mình trở nên ấn tượng. Nhưng người phỏng vấn thì sẽ nhìn sâu vào gốc rễ nên hãy chuẩn bị những câu chuyện cụ thể thay vì những câu chuyền chung chung chỉ có bề nổi để tạo ấn tượng tốt hơn.

[Bước 3] Chỉnh lý nội dung phân tích

Chỉnh lý lại nội dung đã được viết ra

Những điều học được hay phương pháp giải quyết có được từ những kinh nghiệm từ trung học cơ sở đến đại học có những điểm chung nào không? Sau khi xử lý những điểm chung thì sẽ chỉ ra được “điểm mạnh” nhất quán trong các câu trả lời khi phỏng vấn. Để tìm được những điểm chung này bạn cần phải tiến hành phân tích từ nhiều góc nhìn sự việc.

Ngoài ra, những điều cần chú ý khi xử lý là đừng khiến nội dung khác với bình thường để gây sự chú ý, hay quá tự tin về nó. “Vì tôi có một bộ sưu tập 100 mô hình nên tôi luôn cố gắng không ngừng nghỉ”, “vì tôi từng là đội trưởng nên nhất định tội sẽ được mọi người tin tưởng” chẳng hạn, không phải là kiểu người mà người khác muốn được làm việc cùng. Những nội dung làm quá để gây sự chú ý hay nội dung quá tự tin sẽ gây ra ấn tượng xấu, nên trong bước xử lý bạn nhớ phải chọn ra những nội dung dễ nhận được sự đồng tình từ người phỏng vấn là việc rất quan trọng.

Nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ, phân tích đặc trưng hay tính cách bản thân là một công việc cần sự kiên nhẫn, nhưng bạn lại có thể phải hiện ra những “điểm mạnh” mà bạn chưa từng chú ý đến khi thực hiện phân tích bản thân một cách tỉ mỉ, bạn cần phải làm thật nghiêm túc.

Sau khi hiểu được phương pháp phân tích bản thân hiệu quả, bạn hãy thử tiến hành phân tích bản thân trên thực tế bằng cách dùng các checksheet phân tích bản thân nhé.

Dịch: Tường (Theo tư liệu xin việc của MyNavi) 

Trả lời