Theo Yahoo News, thời gian qua, có rất nhiều lời phàn nàn từ người dân về tình trạng tiền điện tăng chóng mặt. Có vẻ như, từ khi tự do hóa hoàn toàn việc bán lẻ điện vào năm 2016, thị trường này đã trở nên khó kiểm soát hơn.
Ông Erika Abiko (42 tuổi), chủ quán cà phê Hachidori-sha ở Hiroshima đã phải than phiên mạng xã hội vì chuyện tiền điện của mình tháng này lên tới 8 vạn yên, gấp 5 lần so với tháng trước. Ông cho biết mình rất ủng hộ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Sau khi nắm bắt được tình hình biến động của thị trường điện, ông đã kí hợp đồng với công ty điện lực Terra Energy ( trụ sở tại thành phố Kyoto). Dù đã có chuẩn bị từ trước, ông vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhận được hóa đơn tiền điện lần này.
Kể từ khi tự do hóa hoàn toàn việc bán lẻ điện, ngoài 10 công ty điện lực lớn, có khoảng 700 công ty mới tham gia vào thị trường này. Terra Energy là một trong số đó. Phóng viên Chugoku Shinbun đã trao đổi với ông Ryogo Takemoto (43 tuổi) giám đốc Terra Energy và nhận được câu trả lời: “Hiện tại, giá điện trên thị trường tăng không theo một tiêu chuẩn nào cả. Đối với nguồn năng lượng mới, thường là không tự chủ và do Sở giao dịch điện lực Nhật Bản điều hành.”
Giá điện thay đổi mỗi ngày và thường vào khoảng 10 yên/kW mỗi giờ. Tuy nhiên, vào ngày 15/1, thời tiết giá lạnh dẫn đến gia tăng lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc, giá điện tạm thời đã đạt mức cao kỷ lục là 251 yên. Terra Energy chủ yếu mua điện từ các công ty điện lực sản suất năng lượng tái tạo lớn theo biểu giá nhập vào (FIT), sau đó bán lại cho người dùng. Vì cơ chế hoạt động như vậy nên khi giá điện trên thị trường tăng thì giá giá bán cho người sử dụng cũng tăng.
Tương tự, đối với những khách hàng chọn trả phí theo giá thị trường, hóa đơn tiền điện đều tăng vọt. Vào tháng 2, công ty đã giới thiệu hình thức tính giá cố định trên mỗi kilowat một giờ, do lo ngại mất đi nhiều khách hàng khi mà giá điện tiếp tục có những biến động lớn như vậy. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và biết được rằng, khí tự nhiên (LNG) được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng trên toàn quốc. Theo Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng, sự thiếu hụt này bắt nguồn từ chính những khó khăn tại các nguồn cung khí tự nhiên chủ yếu như Hoa Kỳ,…Thêm vào đó, thời gian vừa qua, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng hứng chịu các đợt lạnh như Nhật Bản, dẫn đến tình trạng các nước tranh giành nhiên liệu để sản xuất điện. Nhu cầu sưởi ấm thì tăng trong khi các công ty nhiệt điện trong nước giảm sản lượng dẫn đến giá thị trường tăng cao. Ngay cả các công ty điện lực lớn cũng phải mua điện từ các công ty khác.
Vào tháng 2, ông Taro Kono, bộ trưởng phụ trách cải cách quy định, người đã đại tu các quy định áp dụng cho nhiều bộ và cơ quan, đã kêu gọi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cần có những can thiệp để đối phó với tình trạng giá điện tăng vọt. Nếu không có có các biện pháp can thiệp, việc mở rộng năng lượng tái tạo có thể bị chậm lại.
Theo Yahoo News, Chugoku Shinbun