Hội đồng ủy ban đạo đức trong bệnh viện ngày 23/4 vừa qua đã chính thức thông qua đề xuất cho phép Trung tâm nghiên cứu quốc gia và Y tế và sức khỏe toàn cầu và các nhóm nghiên cứu khác tiến hành nghiên cứu lâm sàng sử dụng huyết tương chiết tách từ máu của những người đã hồi phục trong điều trị Covid-19.
Một số nước trên thế giới cũng đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp điều trị sử dụng huyết tương trên lâm sàng. Tại Trung Quốc, một số bệnh nhân nặng đã được điều trị bằng liệu pháp này và đã thu được những kết quả khả quan. Bác sĩ phụ trách dự án nghiên cứu cho biết phương pháp này có khả năng sẽ trở thành át chủ bài trong điều trị các bệnh nhân nặng”.
Hầu hết những người nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus corona. Trong liệu pháp huyết tương, các trung tâm sẽ tiến hành lấy máu của những bệnh nhân đã phục hồi hiến tặng, chiết tách lấy huyết tương- thành phần chứa nhiều kháng thể kháng virus corona, sau đó truyền cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Theo kế hoạch, các trung tâm sẽ nhận máu của 50 người hiến tặng, mỗi người 400 ml máu, điều trị thử nghiệm trên 50 bệnh nhân mới nhiễm để kiểm tra hiệu quả cũng như tính an toán của phương pháp này.
Các Trung tâm đang kêu gọi những bệnh nhân đã điều trị khỏi Covid-19 tình nguyện tham gia hiến máu và hi vọng có thể tiếp nhận được máu hiến tặng từ tuần sau. Trung tâm sẽ bắt đầu tiến hành liệu pháp điều trị bằng huyết tương sớm nhất là vào tháng tới. Bác sĩ phụ trách nhóm nghiên cứu Kutsuna Satoshi cho biết phương pháp sử dụng kháng thể của những bệnh nhân đã phục hồi cũng từng có hiệu quả trong điều trị virus ebola. Trong điều kiện vẫn chưa sản xuất được vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, liệu pháp huyết tương có thể sẽ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với các bệnh nhân nặng.
Tham khảo:
https://www.fukuishimbun.co.jp/articles/-/1075207
https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200425/k10012404981000.html
https://jp.wsj.com/articles/SB12037553245584973720304586340570831107448