Vào ngày 27 tháng 5, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã công bố kế hoạch phóng một robot có khả năng thay đổi hình dạng lên mặt trăng. Robot này có vai trò chụp lại các hình ảnh giúp các nhà khoa học đoán trước những diễn biến diễn ra trên bề mặt mặt trăng.
Robot JAXA sẽ là phương tiện thứ hai trên trạm đổ bộ HAKUTO-R của công ty i-Space sau Rashid, robot của UAE, lên Mặt Trăng. Nếu việc đổ bộ diễn ra thành công, Nhật Bản và UAE sẽ trở thành hai nước tiếp theo có tàu hạ cánh xuống mặt trăng này sau Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc.
Robot này đã được JAXA và TAKARATOMY hợp tác nghiên cứu từ năm 2016. Năm 2019, Sony tham gia hỗ trợ công nghệ điều khiển từ xa, và lần này, Đại học Doshisha cũng tham gia nâng cấp về công nghệ robot… Giáo sư Kimitaka Watanabe, Khoa Y sinh tại Đại học Doshisha, đồng thời là nhà nghiên cứu về động vật và robot hình người tại TAKARATOMY, sẽ là người đại diện chính trong dự án này.
Robot biến hình được phát triển để phóng vào năm 2022 có dạng hình cầu với đường kích 8 cm và chỉ nặng 250 g. Sau khi được phóng lên mặt trăng, một camera sẽ được mở ra từ phần lõi, làm khối cầu tách ra làm đôi. Phần vỏ ngoài nứt ra tạo thành hình bánh xe có khả năng tự hành. Nhờ vào những hình ảnh thu được, các nhà khoa học sẽ điều tra ảnh hưởng của bề mặt đất đá trên mặt trăng đối với khả năng vận hành, duy trì vị trí của “máy bay điều áp có người lái”.
Trong thông cáo với báo chí, các nhà khoa học giải thích ” con robot này có khả năng biến thành dạng có thể tự di chuyển sau khi hạ cánh xuống mặt trăng. Nhờ đó, tiết kiệm nhiên liệu và giảm dung tích bệ phóng. ”. Việc kết hợp tàu đổ bộ lên mặt trăng với tàu thám hiểm mặt trăng của Cơ quan Vũ trụ Canada (khoảng 10 kg) cũng là một điểm rất đáng chú ý trong nỗ lực tinh gọn hóa.
Tuy nhiên, vì quá nhỏ nên robot này sẽ không được trang bị hệ thống giao tiếp trực tiếp với trái đất, và sẽ mượn hệ thống của tàu đổ bộ để truyền dữ liệu. Việc giảm bớt bộ phận chuyển động là nguyên nhân hay gây hỏng hóc là một phát minh quan trọng giúp sử dụng hiệu quả năng lượng từ tên lửa và tàu đổ bộ. Nếu có thể vận dụng công nghệ “karakuri”, độc đáo của Nhật Bản và công nghệ tinh gọn hóa, việc cho ra đời những robot thăm dò phức tạp hơn sẽ cực kì có triển vọng. Bản thân tên lửa vận tải sẽ nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Theo EnGadGet, Space, JAXA