Sau khi đồng yên liên tục mất giá so với đồng USD, bộ tài chính Nhật Bản đã quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ để có thể giữ giá đồng yên trước ngưỡng 1 dollar đổi 145 yên. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản có động thái tương tự kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Kể từ đầu năm nay, đồng yên đã giảm 20% so với USD. Bên cạnh việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất gửi USD thì ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn giữ chính sách lãi suất âm khiến các quỹ đầu tư liên tục bán khống yên và mua vào USD. Trước tình hình đó, thứ trưởng Tài chính Kanda cho biết trong cuộc hịp báo ngày 22/9 rằng chính phủ Nhật đã có lo ngại về biến động này và sẽ tiến hành các biện pháp mạnh tay để ổn định thị trường tài chính.
Tuyên bố từ quan chức của Bộ Tài chính đã khiến giá yên tăng nhẹ lên mốc 140 yên đổi 1 USD. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tài chính quốc tế nghi ngờ hiệu quả lâu dài của tuyên bố này khi BOJ vẫn chưa thay đổi chính sách tiền tệ còn và Mỹ vẫn giữ các động thái tăng lãi suất chính phủ và duy trì lãi suất cao với đồng USD.
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản tuy có can thiệp với thị trường tiền tệ nhưng để giữ yên ở giá thấp, được cho là hỗ trợ nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật. Để đẩy giá đồng yên lên, Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua vào đồng yên tể tăng cầu.
Bộ trưởng Tài chính Suzuki từ chối tiết lộ chính phủ Nhật đã chi bao nhiêu đề mua vào đồng Yên và việc các quốc gia khác có đồng tình với hành động này hay chưa.