Sankei mới đây đã đưa phóng sự về câu chuyện của nhiều cựu thực tập sinh Việt Nam sau khi học cách làm bánh mì tại Nhật Bản đã quay trở về Việt Nam để lần lượt khai trương các tiệm bánh mì kiểu Nhật tại thủ đô Hà Nội. Với việc mối quan hệ hai nước Việt Nam-Nhật Bản ngày một trở nên khăng khít, số lượng người Nhật sống tại Hà Nội cũng đông dần lên và các tiệm bánh này dần có được lượng khách quen nhờ món bánh gối quen thuộc với người Nhật và bánh mì thập cẩm đáp ứng đúng thị hiếu khách Nhật
Một cửa hàng được nhắc tới GOCHIPAN là một tiệm bánh mì ở đường Tô Hiệu, Hà Nội. Những ổ bánh mì gối kiểu Nhật, bánh mỳ nhân đậu, bánh mỳ cari được bày bán thành hàng. Chủ quán là anh グエン・ズイ・ティエプ đã hoàn thành quãng thời gian 3 năm thực tập sinh tại Nasushiobara tỉnh Tochigi và trở về nước và khai trương cửa hàng vào tháng 8 năm ngoái. Anh cho biết “Hàng ngày tôi thức dậy từ 4 giờ sáng để làm bánh. Công việc vất vả nhưng doanh thu không tồi, nếu có điều kiện tôi vẫn muốn mở thêm cửa hàng thứ hai.” Trước đây anh tới Nhật vì có hứng thú với món bánh mì kiểu Nhật phong phú về chủng loại lại mềm xốp dễ ăn.
Theo Sankei, hình ảnh những người thợ làm bánh phải làm việc từ sáng sớm trong điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến nhiều công ty Nhật gặp khó khăn trong việc thu hút nhân lực họ phải tuyển dụng thêm các thực tập sinh nước ngoài và trong đó có nhiều thực tập sinh Việt Nam. Một ví dụ khác là ông chủ của tiệm bánh “Luffy” khai trương vào tháng 10 năm ngoái tại khu vực Linh Lang nơi có nhiều nhà hàng Nhật Bản. Chủ quán là ズオン・ディン・ディウ – người từng làm việc cho một tiệm bánh ở Nirasaki, tỉnh Yamanashi trong thời gian 3 năm. Tên cửa hàng lấy từ bộ truyện tranh “One Piece” nổi tiếng mà anh yêu thích trước khi đến Nhật. “Ban đầu mục đích tới Nhật của tôi là kiếm tiền nhưng lúc làm bánh tôi thấy công việc này thật thú vị và trở nên say mê nó. Người Nhật tới Việt Nam ngày một đông, tôi tự tin vào hương vị bánh mì Croquette của mình. Tôi cũng muốn tiệm bánh sẽ lớn mạnh hơn nữa”.
Tham khảo
https://www.sankeibiz.jp/macro/amp/200804/mcb2008040500003-a.htm