Những số điện thoại khẩn cấp ở Nhật

Đăng ngày 18/07/2015 bởi Týt

Nếu bạn mới tới Nhật và cần biết về những sự hỗ trợ khẩn cấp, bạn nên đọc bài này. Nếu bạn bỗng nhiên bị ốm, gặp phải 1 tai nạn, hay là bị kẹt trong 1 đám cháy, bạn nhất thiết phải biết vài số điện thoại cứu trợ và vài thông tin cơ bản “dắt lưng” để yên tâm.

Những số điện thoại khẩn cấp thường gặp

Những cuộc gọi khẩn cấp có thể được thực hiện từ bất kì máy điện thoại nào thậm chí cả những bốt điện thoại công cộng, và không hề mất phí.

Hãy gọi 110 nếu bạn cần gặp Cảnh sát
Nhấn số 118 nếu bạn cần tới Đội tuần tra biển.
Gọi 119 trong trường hợp Hỏa Hoạn hoặc Cấp cứu.
Quay số #7119 khi cần sự trợ giúp y tế.

Nếu bạn không biết tiếng Nhật và cần trợ giúp bằng tiếng Anh trong những trường hợp khẩn cấp, đây là vài số điện thoại có thể sẽ hữu ích

03-5774-0992, hoạt động từ 9h sang tới 11h đêm hàng ngày.
03-3501-0110, hoạt động từ 8h30 sáng tới 5h chiều các ngày trong tuần.

 

article-88ecdbfb-0d15-4048-beff-50ee68661265-6VXpStWbaHSK2-279_634x439

Thậm chí bạn có thể dung điện thoại ở một vài máy bán hàng tự động trong trường hợp khẩn.

vending-police-alarm-01

Trường hợp động đất.

is12tearthquakenotification

 

Nếu bạn cảm thấy rung lắc mạnh hoặc trong những tình huống thiên tai khác, bạn cần phải báo với chính quyền và gia đình về tình trạng của bạn ngay lập tức. Bạn có thể cài đặt chế độ cảnh báo sớm động đất trên điện thoại của bạn thông qua nhà mạng để biết được thiên tai đang gần tới. Nói chung, nó có thể gửi cho bạn cảnh báo trước khoảng 1 phút trước khi có động đất. Rồi sau đó, hầu hết các đường dẫn tới hỗ trợ khẩn cấp, cả trên điện thoại và internet, sẽ được mở ra để bạn liên lạc với bất cứ ai hoặc chỉ để cập nhật về địa điểm vị trí của bạn. Bạn nên thử kiểm tra trên trang chủ của nhà mạng điện thoại bạn đang dùng để hiểu sâu hơn về Hệ thống Tin nhắn cảnh báo thiên tai.

Google tìm người <Google Person Finder>

Screenshot-5_27_2015-7_25_22-PM

Sự chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp của Nhật Bản thật sự vượt trội hơn hẳn so với các quốc gia khác, vì thế nên nói chung cũng không có gì đáng lo nhiều. Hầu hết những tòa nhà ở Nhật (trừ những tòa nhà quá cũ) đều có cửa thoát hiểm sơ tán, và chúng được thiết kế chặt chẽ để có thể chống lại địa chấn. Vậy nên, cũng không cần thiết phải lo trừ khi đó là trận động đất rất lớn mà các nhà khoa học khẳng định rằng 30-50 năm mới xảy ra một lần. Và trong trường hợp xảy ra những tai họa như vậy, Google và Facebook thể hiện một vai trò rất tuyệt vời trong việc trợ giúp. Rất nhiều những nhóm trên Facebook rất năng động trong quá trình cấp cứu và có thể giúp bạn kết nối liên lạc với người thân. Và Google thì đưa ra dịch vụ tìm kiếm Google Person Finder để tìm kiếm người mất tích hoặc để cho mọi người có thể biết được những thông tin về bạn hay một ai khác.

Tổng hợp từ Japan Info.

Trả lời