Những điều cần biết về tiêm chủng vaccine corona ở Nhật III: Đối tượng và các điểm cần lưu ý.

Đăng ngày 04/04/2021 bởi iSenpai

1, Những người không đủ điều kiện tiêm chủng. 

  • Người đang bị sốt (>37,5°)
  • Người mắc bệnh cấp tính nặng
  • Người có tiền sử dị ứng nặng ( sốc phản vệ, dị ứng với thành phần của vaccine…) 
  • Người ở trạng thái không thích hợp để tiêm chủng. 

2, Những người cần chú ý khi tiêm vaccine. 

  • Người đã từng được chẩn đoán suy miễn dịch, người có người thân mắc suy miễn dịch bẩm sinh. 
  • Người có bệnh nền: các bệnh về tim, gan, thận, mạch máu, chậm phát triển,… 
  • Người có tiền sử dị ứng ( sốt, mề đay)  trong vòng 2 ngày sau tiêm vaccine 
  • Người có tiền sử co giật, động kinh
  • Người có nguy cơ dị ứng với thành phần của vaccine 

Ngoài ra, những người bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, đang điều trị bằng thuốc chống đông cần chú ý nguy cơ chảy máu sau tiêm chủng. 

3, Phụ nữ có thai và cho con bú vẫn có thể tiêm chủng, nếu có lo lắng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước. 

4, Những người đã từng nhiễm virus corona  có thể tiêm chủng. Tuy nhiên cần phải đợi một khoảng thời gian nhất định, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng. 

5, Trẻ em có được tiêm chủng không? 

Vaccin dòng Pfizer được quy định đối với những người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vì vậy, những đối tượng dưới 16 tuổi không đủ điều kiện để tiêm chủng.

Các vaccine dòng AstraZeneca và Moderna đã được thử nghiệm lâm sàng cho những người trên 18 tuổi và tuổi tiêm chủng sẽ được xác định dựa trên dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được gửi trong tương lai.

6, Đối với những người sa sút trí tuệ không thể xác nhận ý định tiêm chủng có thế ủy quyền cho gia đình ký thay. 

7, Không thể tiêm vaccine corona và vaccine khác cùng lúc. Nếu tiêm phải cách sau đó 2 tuần. 

(ví dụ nếu tiêm vaccine corona vào ngày 1/4, thì có thể tiêm vaccine khác vào sau ngày 15/4).

Phần 1, Phần 2

Theo FNN, MHLW

Trả lời