Những mẹo tiết kiệm khi sống ở Nhật (p2)

Đăng ngày 10/04/2019 bởi Týt

Bạn có thể xem phần một tại đây

Về những mua sắm khác

Thế còn những cách để tiết kiệm khi mua sắm những vật dụng hàng ngày khác?

1. Cửa hàng 100 yên

Điều đầu tiên bạn cần biết khi tới Nhật là cửa hàng 100 yên gần nhất nằm ở đâu rồi làm một cuộc “càn quét” trong đó tìm mua những vật dụng bạn cần cho cuộc sống hàng ngày. Daiso và Seria là hai chuỗi cửa hàng chính theo kiểu này. Hãy truy cập và trang chủ của họ tại, tìm địa chỉ của cửa hàng gần nhất và mua sắm.

2. Thẻ tích điểm

japanese-wallet

Thẻ tích điểm có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài, nhưng có quá nhiều thẻ sẽ làm chật cứng ví của bạn.

Thường thì thẻ tích điểm của những cửa hàng bán thuốc và mỹ phẩm không hữu dụng lắm, vì bạn thường phải tích đủ điểm ví dụ như 1 điểm cho 100 yên tiền mua hàng, rồi bạn sẽ nhận lại được 500 yên khi tích đủ 500 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mua 50,000 yên tiền hàng để tiết kiệm được 500 yên. Theo quan điểm cá nhân tôi thấy việc này không mang lại nhiều ích lợi lắm.

Thay vào đó, hãy cân nhắc việc làm thẻ tích điểm cho các cửa hàng điện tử điện lạnh lớn như Yamada Denki hay Yodobashi Camera. Bạn có thể sẽ phải thường xuyên ghé các cửa hàng này để mua mực in hay là các trang thiết bị phụ tùng nếu bạn không mua hàng qua mạng. Họ sẽ hoàn lại 10% số tiền mua hàng của bạn nên về lâu về dài khá là hữu ích.

3. Hãy suy nghĩ việc mua hàng trên mạng

baby-shoes

Thời đại này, bạn có thể mua mọi thứ, bất kì mặt hàng nào trên mạng với giá cực kỳ hợp lý. Một vài trang có thể bạn sẽ muốn thử như là:

– http://kakaku.com/ – trang này đưa ra những so sánh trực tiếp về một món hàng được bán cùng lúc trên nhiều trang bán hàng khác nhau, và giúp bạn đưa ra một lựa chọn mua hàng tốt nhất.

– http://classifieds.gaijinpot.com/ – trang này có đầy những đồ đã sử dụng mà chủ nhân muốn đem bán lại với giá rẻ và thậm chí là miễn phí. Hãy theo dõi, đặc biệt là các dịp Sayonara Sales mà có nhiều người rời Nhật để trở về nước.

– http://nitori-net.jp/ – mua đồ nội thất.

– Các trang Groupon hoặc giống kiểu Groupon, ví dụ như http://groupon.jp/ hay http://ponpare.jp/ . Những trang này có thể mang đến cho bạn những vụ mua bán giá hời về ăn uống, du lịch, mọi thứ, miễn là bạn để ý và chớp lấy những giao dịch hấp dẫn.

– Những trang chính khác, như http://rakuten.co.jp/http://qoo10.jp/cũng đáng để ghé thử. Các giao dịch có giá hời hay không cũng còn tùy thuộc vào người bán.

 Cách mua sắm hàng trên mạng, các bạn có thể tham khảo tại bài viết này.

4. Luôn cân nhắc việc mua đồ đã qua sử dụng

Luôn kiểm tra những cửa hàng đồ cũ (リセイクルショップ ) như là 2nd Steet, nơi luôn có bán các loại mặt hàng khác nhau đã qua sử dụng. Recycl-navi cũng là một trang khác liệt kê ra những cửa hàng đồ cũ ở mỗi tỉnh thành khác nhau.

Đối với áo quần, ví dụ như Shimokitazawa (Tokyo) có rất nhiều những cửa hàng bán quần áo cũ. Hãy tìm kiếm những khu chuyên bán quần áo đã sử dụng nếu bạn muốn tiết kiệm tiền.

Bạn cũng có thể săn đồ cũ tại các cửa hàng Bookoff Super Bazaar hoặc các chợ trời tại Nhật.

5. “Săn” những món đồ lưu niệm “độc”

Bạn muốn mua vài món quà nhỏ cho chuyến về thăm nhà? ドンキホーテ(Donkihote – Don Quijote) là một nơi thích hợp. Nếu bạn bước vào một cửa hàng bán toàn những đồ như thế này, thì không thể nhầm được, đó chính là Don Quijote.

japanese-souveneirs2

 

Một cửa hiệu ドンキホーテ

Một cửa hiệu ドンキホーテ

Về giao thông, đi lại

Chi phí cho việc di chuyển có thể ngốn một khoản kha khá. Tàu điện ngầm, xe buýt, taxi…tất cả đều tốn kém, thế nên có lẽ bạn muốn tham khảo vài mẹo dưới đây:

1. Xe đạp

bicycle

Nếu bạn lưu lại Nhật lâu hơn 6 tháng, phương tiện di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm khối tiền trừ khi nơi bạn ở cực kì gần với 1 ga tàu thuận tiện. Còn không thì…

– Xe buýt tốn khoảng 200 yên/chuyến. Một phép tính khá đơn giản, nếu có thể bạn nên đạp xe tới bến tàu gần nhất.

– Sở hữu một chiếc xe đạp đồng nghĩa với khu vực bạn có thể lui tới mua sắm sẽ rộng hơn, và như vậy bạn hoàn toàn có thể nua sắm những món hàng rẻ hơn.

– Những kẻ trộm hay phá xe đạp không phổ biến ở Nhật Bản, thế nên bạn sẽ không phải trả thêm những khoản phụ phí ngoài tiền mua xe.

2. 回数券 (Kaisuuken)

Nếu bạn có một lộ trình mà bạn thường xuyên phải đi mà thẻ đi tàu/thẻ sinh viên của bạn không bao gồm tuyến đường đó, bạn có thể tham khảo làm vài cái 回数券 (kaisuuken). Hệ thống quản lý tuy khác nhau tùy thuộc vào các công ty khai thác, nhưng một vài công ty (như JR East hay Hankyuu) có thể có vài chế độ đặc biệt ví dụ như mua 11 vé trả tiền 10 vé, hoặc một vài công ty khác có thể bán vé đi lại ngoài giờ cao điểm với những mức hạ giá thấp hơn nữa.

Kaisuuken có hạn trong vòng 3 tháng, nên hãy chỉ mua cho những lộ trình mà bạn đi thường xuyên với những tính toán thích hợp. Và nó cũng không được thuận lợi nếu so sánh với thẻ IC vì bạn sẽ phải giữ một xấp vé trong ví nếu bạn mua kaisuuken.

3. Những loại vé đặc biệt (ví dụ như Seishun)

Những khách du lich tới Nhật có thể biết nhiều tới thẻ đi tàu JR Pass cho phép họ thoải mái sử dụng các chuyến tàu JR hay Shinkansen trong một thời gian cố định (thường là 2 tuần). Đáng tiếc là ưu đãi này chỉ áp dụng cho visa du lịch. Nhưng kể cả khi bạn cư trú lâu dài tại Nhật, có vài phương án khác bạn có thể tham khảo để sử dụng:

– Vé đi tàu không giới hạn cho một khu vực nhất định. Ví dụ như những người ở tại Kyoto sẽ có thể dùng loại vé 500 yên để tự do di chuyển trong ngày bằng xe buýt nội thành. JR East thì đưa ra loại thẻ thoải mái đi lại trong 23 quận của Tokyo trong ngày chỉ với 730 yên. Những loại vé này có thể sẽ rất hữu ích nếu bạn phải ghé tới nhiều địa điểm trong 1 ngày.

– Vé Seishun 18 – cực kỳ có lợi nếu bạn muốn ngắm cảnh ở các vùng ngoại ô hoặc lang thang lúc nhàn rỗi. Các bạn có thể tìm thêm thông tin về loại vé này trong các bài viết này.

4. Xe buýt cũng là một lựa chọn không tồi

Đặc biệt là khi bạn cần di chuyển quãng đường xa. Ví dụ, chuyến bus rẻ tiền nhất để đi lại giữa Osaka và Tokyo là khoảng 3500 yên cho một chiều; còn nếu dùng JR (trừ vé Seishun 18) sẽ tốn tận hơn 8000 yên và 9 tiếng đồng hồ nếu bạn chỉ chạy tàu địa phương (local train). Thêm nữa là, khi đi xe buýt bạn sẽ luôn có chỗ ngồi.

Hãng Willer Express là một lựa chọn khá ổn nếu bạn không tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, còn nếu không, trong mục Travel của Rakuten cũng có vô số những công ty vận tải khác mà bạn có thể tìm kiếm.

Cách đặt vé xe buýt của hãng Willer các bạn tham khảo ở đây.

5. Hãy tính toán sử dụng đường hàng không nếu quãng đường di chuyển quá dài

airplane

Đó là bởi khi phải di chuyển quãng đường quá xa thì

– Số lượng các tuyến xe buýt để chọn lựa sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngồi xe buýt liên tục trong 14 tiếng sẽ khiến hành khác cực kỳ mệt mỏi.

– Phí di chuyển bằng tàu sẽ tăng chóng mặt và cũng tốn rất nhiều thời gian.

Nếu quãng đường ngắn thì phương án đi máy bay sẽ bị loại trừ vì các sân bay không thể có nhiều như những bến xe buýt, lại còn đắt đỏ hơn (và thời gian cũng lâu hơn do phải chờ đợi, …)

Các hãng hàng không giá rẻ đáng tin cậy là Peach và Jet Star.

Và hãy tránh sử dụng Shinkansen. Đúng là phương thức này giúp giảm thời gian di chuyển giữa Tokyo và Osaka xuống còn 2 tiếng rưỡi, nhưng nội dung của bài này nhằm vào mục đích để giảm thiểu chi phí cho cuộc sống ở Nhật chứ không phải để lướt nhanh trên đất nước này. Thêm vào đó, một vé xe buýt với một không gian thoải mái chỉ có 2 ghế/hàng chỉ tốn khoảng 10,000 yên cho hành trình Tokyo-Kansai, rẻ hơn rất nhiều nếu bạn đi bằng Shinkansen, hãy nghĩ cho kỹ.

Mai Phương Tú dịch

2 thoughts on “Những mẹo tiết kiệm khi sống ở Nhật (p2)

Trả lời