Những từ và câu ví dụ đặc biệt của Kansai thường được sử dụng ở Osaka, Kyoto

Đăng ngày 06/04/2021 bởi iSenpai

Các phương ngữ khác nhau trên khắp Nhật Bản mang những nét độc đáo khác nhau của từng khu vực. Trong số đó, phương ngữ Kansai ở vùng Kansai có thể nói là phương ngữ tiêu biểu nhất mà chúng ta hay được nghe nhắc tới. Phương ngữ Kansai được đánh giá là vừa thú vị vừa gần gũi, và thường xuất hiện trong các chương trình hài trên TV. Tuy nhiên, cũng cùng là phương ngữ Kansai, nhưng tại các vùng khác nhau như: Osaka, Kyoto, Kobe, … thì giọng điệu, từ ngữ, …có thể khác nhau. Sau đây là các câu ví dụ thường được sử dụng ở các thị trấn và cửa hàng, khách du lịch dễ dàng bắt gặp khi đặt chân đến Kansai.

 

Phương ngữ Kansai được sử dụng trong cuộc trò chuyện hàng ngày

Akan: Trong tiếng Kansai, nó có nghĩa là “không được”, “không tốt”. Ví dụ: sonna koto shitara akan yan (không làm vậy được đâu), Nande akan no (Tại sao không làm vậy?),  Kono mise akanwa (cửa hàng này chẳng ra sao cả).

Ee: có nghĩa là “tốt, được”. Ví dụ: ee yo (được, OK),  Sonofuku eeyan (Bộ này nhìn được đấy), Kono mise ee yan (Cửa hàng này được đấy).

Omoroi: “thú vị”. Ví dụ kono eiga omoroi naa (bộ phim này thú vị thật đấy), Omoroi hito yanaa (một người thật là thú vị).

Honma: “thật không” hoặc “thật không vậy” ,”rất” khi nhấn mạnh. Ví dụ : “honma honma” (thật không, thật không), honmani oishi ne (Nó thực sự rất ngon)

chau:  “không phải”. Trong hội thoại hay được được lặp lại hai lần như ví dụ sau. Ví dụ: Nếu câu hỏi kore? (Cái này á) thì câu trả lời chau mang nghiã Không phải.  Tương tự với “kore de ee” (Cái này được không?) và câu trả lời ” chau chau” (không được, không được)

metcha:  đồng nhĩa với totemo, sugoku nghĩa là “rất”. Ví dụ “metcha oishi” (rất ngon),  “metcha niau” (Tôi rất hợp), 

seya:  ” vậy à ” . Thường thêm “-nen” ở cuối. Ví dụ  “ashita shigoto?” (Ngày mai có đi làm không?) “seyanen ” (Vậy à).

hayo: “nhanh”. Ví dụ “hayoshite” (làm nhanh giúp với), “hayo iko” (đi sớm giùm), “hayo kaero” (về sớm nào)

nandeyanen:  Hay bắt gặp trong truyện tranh. Có nghĩa là “tại sao vậy nhỉ?”, “Bạn đang nói gì?” “Không có chuyện như vậy đâu”. Tuy nhiên, nó thường được sử dụng với một sắc thái nhẹ nhàng hơn một chút. Hãy đáp lại bằng câu này khi bạn bị trêu nhé. Ví dụ hội thoại “uchi no inu eigo hanasu nen” (Con chó của tôi nói tiếng Anh) thì câu tiếp theo là “nande yanen” (làm gì có chuyện đó)

kamahenTrong tiếng phổ thông là kamawanai (không vấn đề) -> kamahen. Ngoài nghĩa là “Không vấn đề” nó còn được hiểu với nghĩa là OK. Ví dụ “ikenakute gomen” (Tôi xin lỗi, tôi không thể đi) được đáp lại bằng “Kamahen, Kamahen” (không sao đâu), hay ” Okurete dạiyoubu” (có lẽ tôi sẽ đến muộn, được chứ?) được đáp lại bằng “Kamahende” (OK-)

Phương ngữ Kansai được sử dụng trong cửa hàng

maidolà lược bỏ của “maido osewani narimasu ” hoặc “maido arigatougozaimasu “, sử dụng như một lời chào thay cho “konnichiha”, được nhân viên tại cửa hàng (quán rượu) chào, bằng nghĩa với “irasshai imase” (xin chào quý khách).

OokiniNghĩa là “cảm ơn”. Giới trẻ không mấy ai sử dụng nữa, nhưng ở các cửa hàng của Kyoto vẫn rất hay sử dụng. Ngoài “Ookini”, “Maido Ookini” vẫn thường được sử dụng trong các quán rượu với nghĩa là “Cảm ơn bạn vì bạn thường xuyên ghé qua đây”  .

Nanbo: Trong tiếng phổ thông là bao nhiêu (ikura), (hỏi giá cả / số lượng). Ví dụ “kore nanbo?” (Cái này giá bao nhiêu?), “nanbo desuka?” (Cái này bao nhiêu tiền?)

nioteru: có nghĩa là “hợp”. Ví dụ you niote masu ne nghĩa là “nhìn hợp đấy”.

Ngoài ra, ngoài sự khác biệt về từ và cách diễn đạt, một đặc rất lớn nữa thể hiện sự khác biệt giữa phương ngữ kansai và tiếng phổ thông nằm ở những từ, cụm từ kết thúc mỗi câu.

Ví dụ: sou ya nen(sou darou ne), akan nen(dame nan da),chau nen(chigau dayo), … Đuôi nen, yanen bằng nghĩa với dayo, nan dayo nghĩa là “đấy”.

Ví dụ: souyan(soudeshou), akan nen(dame dayo ne), chou yan(chigau yone)… Đuôi yan bằng nghĩa với deshou, dayone nghĩa là “nhỉ”.

Đối với kính ngữ đuôi “-haru”, có sự khác biệt nhỏ trong cách sử dụng giữa vùng Osaka và Kyoto. Ở Osaka, “ikiharu” là đi, “kakiharu” là viết, còn ở Kyoto “ikaharu” là đi, và “ikaharu” là viết.

Ngoài ra, thêm “chan” hoặc “san” vào sau tên một loại thức ăn như “ame-chan” và “okai-san (cháo)” cũng được biết đến là một đặc trưng thú vị của phương ngữ Kansai.

Tham khảo: Live Japan

Trả lời