Các công ty Nhật Bản có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất từ Nhật Bản sang Việt Nam và các nước thứ ba.
Chủ tịch doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ có làn sóng doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển vào Việt Nam |
Ông Hiroshi Kasashima – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho hay thông tin tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ sáng nay (16/6) tại Hà Nội.
Theo ông Hiroshi Kasashima, nếu các doanh nghiệp này có thể dễ dàng chuyển các cơ sửo sản xuất của họ sang Việt Nam thì sẽ góp phần rất lớn cho sự hình thành ngành công nghiệp phụ trợ cũng như phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hiroshi Kasashima cho biết, việc dịch chuyển này đang gặp rào cản là quy định nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
Theo quy định của Thông tư 23 năm 2015 do Bộ KHCN ban hành, máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu vào Việt Nam phải có độ tuổi dưới 10 năm; đồng thời có địa điểm để nhập khẩu máy móc, thiết bị có độ tuổi hơn 10 năm.
“Chúng tôi mong muốn cơ quan lập pháp của Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử dụng làm tài sản cố định của doanh nghiệp; được phép mang máy móc, thiết bị đã qua sử dụng mà không hạn chế số năm sử dụng”, ông Hiroshi Kasashima kiến nghị và cho rằng trên cơ sở đó sẽ khuyến khích hơn các doanh nghiệp di chuyển tới Việt Nam.
Trả lời tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc cho rằng, Thông tư 23 vẫn có điểm mở về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng đối với các dự án mở rộng, đầu tư mới và đối với trang thiết bị đặc biệt doanh nghiệp có thể gửi cho Bộ KHCN và cùng vói Bộ Công thương cấp phép.
Tuy nhiên, gần đây Bộ cũng nhận thấy một số vưỡng mắc trong quá trình thực hiện theo Thông tư 23. Do đó, Chính phủ đã ra quyết định sửa đổi Thông tư 23 lên mức cao hơn là phân biệt máy móc, thiết bị các ngành hàng.
Bộ KHCN đã xin ý kiến cho dự thảo hồi tháng 4 và dự kiến trong tháng 7 sẽ hoàn thành để trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Trước đó, Thông tư số 23/2015/TT – BKHCN có hiệu lực từ 1/7/2016 đã nâng tuổi thiết bị được phép nhập khẩu thêm 5 năm so với quy định cũ.
Bộ KHCN khi đó cho biết, nguồn tin mà mà Bộ này nhận được cho thấy, hàng năm Trung Quốc đều công bố loại bỏ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.
Để ngăn chặn việc nhập khẩu các loại máy móc này vào nước ta, năm 2014 Bộ KHCN đã có Thông báo số 2527/TB-BKHCN ngày 6/9/2012 về việc tạm ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã công bố loại bỏ (2.255 doanh nghiệp) thuộc 18 lĩnh vực, ngành nghề.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định không được phép nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, do Bộ KHCN công bố.
C.Sơn (Báo giao thông)