Số vụ trộm đồ sử dụng túi cá nhân đang có xu hướng tăng tại Nhật Bản kể từ sau khi Chính phủ nước này áp dụng quy định thu phí túi ni lông đối với các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Túi cá nhân đã trở thành một trong những nơi cất giấu hoàn hảo để những kẻ trộm có thể mang các đồ vật lấy được ra khỏi cửa hàng mà không cần qua quầy thanh toán.
Sasaki Yoshihiro, quản lý một tiệm sách cũ ở thành phố Tsuchiura, tỉnh Ibaraki cho biết thông thường mỗi tháng cửa hàng chỉ bị mất 1 quyển, nhưng từ giữa tháng trước, đã có đến 6-7 quyển với tổng số tiền 4~5 man biến mất khỏi kệ sách. Người quản lý cho biết từng nhìn thấy một vị khách có hành động rất khả nghi ở góc khuất kệ sách. Dù nhận ra chiếc túi cá nhân vị khách này mang theo ban đầu còn xẹp mà chẳng biết từ lúc nào đã trở nên căng phồng, nhưng vì còn đang thanh toán cho khách hàng khác nên không thể xử lý được ngay. Đến khi quay lại thì vị khách này đã biến mất.
Một trường hợp tương tự khác xảy ra ngày 10/7, tại một siêu thị thuộc Tamba Sasayama, tỉnh Hyogo, một người đàn ông đã bỏ gói mỳ vào túi cá nhân và đem ra ngoài cửa hàng mà không thanh toán. Tuy nhiên, người đàn ông này sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ lại vì tội ăn cắp. Theo dữ liệu về các vụ trộm cắp diễn ra trong 1 năm từ tháng 6 năm ngoái xảy ra tại các cửa hàng thuộc khu vực Kansai, trong các vật dụng được sử dụng làm nơi cất giấu đồ trộm được, cặp chiếm 39%, túi quần áo 21%, túi cá nhân 19% và túi ni lông chiếm 18%.
Tổ chức phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản toàn quốc pháp nhân NPO cho biết từ tháng 8 đã thiết kế áp phích hướng dẫn về “ Cách ứng xử khi sử dụng túi cá nhân” đề cập đến 4 điểm bao gồm sử dụng giỏ khi mua hàng, chỉ sử dụng túi cá nhân sau khi thanh toán xong, gấp túi lại khi ở trong cửa hàng và trong trường hợp túi cá nhân có chứa sản phẩm mua từ cửa hàng khác, cần đóng kín miệng túi trước khi cho khách hàng vào mua đồ.
Tham khảo:
https://tokuho.tokyo-np.co.jp/n/n18700f64e6cc
https://www.google.com/amp/s/www.sankeibiz.jp/econome/amp/200824/ecc2008240928002-a.htm