Sự phục hồi của thiên nhiên ở Fukushima sau thảm họa kép 2011

Đăng ngày 18/01/2020 bởi iSenpai

Ngày cả nước Nhật và cả thế giới đều khó có thể quên đó là ngày 11/3/2011, ngày xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima l. Sáng ngày 11/3/2011 một trận động đất cường độ 9,0 độ Richter xảy ra ngoài khơi Nhật Bản, đây được nhận định là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở Nhật Bản và là một trong 5 trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi đo được sử dụng.

「東日本大震災 恐ろしさ」の画像検索結果

Ảnh: Tenkinoarekore.com

Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương với chiều cao lên đến 38,9m ập vào Nhật Bản chỉ vài phút sau đó. Thảm họa kép này đã gây ra nhiều thiệt hại về con người và hạ tầng, đồng thời phá hủy hệ thống máy phát điện diesel dự phòng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima được coi là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử loài người. Sự phát tán phóng xạ này nguy hiểm đến mức Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản thông báo xếp hạng sự cố Fukushima mức số 5 (trong tổng số 8 mức) theo thang sự cố hạt nhân quốc tế. Tình trạng khẩn cấp sau đó đã được ban bố, Chính phủ phát lệnh sơ tán cho mọi dân cư trong phạm vi bán kính 20 km từ trung tâm là nhà máy điện hạt nhân Fukushima l, và 10 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ll, số dân phải sơ tán lên đến 10 vạn người. Ngày 15/3, mức độ phóng xạ đo ở Tokyo tăng lên gấp 20 lần mức bình thường, ở Saitama gấp 40 lần, cao nhất trong vùng Kanto. Cùng ngày hôm đó, tuyên bố tại Nghị viện châu Âu đã gọi thảm họa này là “Ngày tận thế”.

「東日本大震災 恐ろしさ 被害」の画像検索結果

Ảnh: gooddo.jp

Sự hồi sinh đáng kinh ngạc của thiên nhiên

Sau những thiệt hại nghiêm trọng đó, 9 năm sau khi xảy ra thảm họa kép, những ngày vừa qua, nhóm nghiên cứu thuộc đại học Công nghệ Georgia đã công bố kết quả nghiên cứu hiện trạng khu vực sơ tán sau thảm họa và thấy được sự gia tăng số lượng của các loài động vật hoang dã như lửng, lợn rừng.

福島県の被災地で多種類の野生生物が豊富に繁殖していることが報告された/UGA/EurekAlert

Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt 106 máy camera từ xa để quan sát các động vật sinh sống ở 3 khu vực: Khu vực cấm con người do nồng độ cao chất phóng xạ, Khu vực trung gian có nồng độ phóng xạ trung bình, và khu vực hiện đã cho phép sự có mặt của con người. Kết quả thu được hơn 267,000 bức ảnh của hơn 20 loài động vật hoang dã và xác định được sự sinh sôi số lượng lớn của các loài động vật như lửng, lợn rừng, gà lôi, khỉ Nhật Bản, cáo, thỏ Nhật Bản… tại khu vực xảy ra sự cố hạt nhân. Nhóm nghiên cứu cho biết, “Lần đầu tiên chúng tôi đã chứng minh được sự sinh sôi số lượng lớn của các loài động vật hoang dã bất chấp sự tồn tại các vật chất phóng xạ ở khu vực sơ tán.”

Trong 120 ngày, nhóm nghiên cứu đã chụp được 46,000 bức ảnh của lợn rừng, trong số đó có hơn 26,000 bức ảnh được chụp tại khu vực cấm con người. Mặt khác, tại khu vực hạn chế con người, số bức ảnh chụp lợn rừng là 13,000 bức, và khu vực có con người sinh sống chỉ là 7,000 bức. Tương tự lợn rừng, số lượng của cả chồn, lửng, khỉ Nhật Bản ở khu vực cấm đều cao hơn khu vực hạn chế.

福島第一原発の周辺ではニホンザルなど20種を超す野生生物が撮影された/UGA/EurekAlert

Kết quả nghiên cứu đã gây kinh ngạc lớn, đó là các loài động vật hoang dã lại có thể sinh sôi tốt đến như vậy tại nơi những tưởng đã vắng bóng hoàn toàn dấu vết của sự sống. Mặc dù nghiên cứu chưa chỉ ra tác động cụ thể lên cơ thể sinh vật nhưng dựa vào sự đa dạng gia tăng nhanh chóng bất chấp nguy hiểm với lượng phóng xạ cao hàng chục lần so với ngưỡng cho phép, ta thấy được sức mạnh hồi sinh không tưởng của bà mẹ thiên nhiên.

Tương tự với sự cố hạt nhân tại Fukushima, thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 ở Ukraina cũng đã phát tán lượng phóng xạ lớn, tương đương 4 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, gây ô nhiễm phóng xạ nặng nề khiến hơn 336,000 người phải sơ tán và tạo ra khu vực cách ly có diện tích 2600 km2. Nghiên cứu về sinh thái ở đây cũng được nhóm nghiên cứu trên thực hiện và cho ra kết quả tương tự. Hàng loạt các loài động vật quý hiếm đã được bắt gặp và hệ sinh thái phát triển đa dạng này đã được chính phủ Ukraina lập thành khu bảo tồn thiên nhiên Polesie thu hút ngày càng nhiều khách tham quan.

Canh tuong kho tin tai 'vung chet choc' o nha may Chernobyl hinh anh 1

Con quạ tại khu vực cách ly sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters

Hai ví dụ trên là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh tự nhiên, dù cho nguy hiểm, khó khăn, thiên nhiên luôn có cách tự phục hồi, và chúng ta, những con người, một sự sống bé nhỏ trên Trái Đất sẽ không bao giờ hết kinh ngạc bởi sức mạnh thần kỳ đó.

Nguồn tham khảo: https://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20200111-35147756-cnn-int

Trả lời