Sự thật về Khu rừng tự tử của Nhật Bản

Đăng ngày 22/02/2018 bởi iSenpai

Trong dịp Oshogatsu – Năm mới, kì nghỉ lễ gia đình dài nhất tại Nhật, một youtuber người Mỹ là Logan Paul đã làm dấy lên một cuộc tranh luận quốc tế khi đưa lên một video của chính bản thân anh này bắt gặp một xác chết trong một khu rừng tại Nhật Bản. Tên của khu rừng này là Aokigahara. Ngọn núi này hình thành sau 1 trận phun trào núi lửa cực lớn vào năm 864. Trận địa chấn lịch sử vĩ đại này đã “đánh thức” ngọn núi Phú Sĩ ngủ yên hàng nghìn năm và làm nên hình ảnh núi Phú Sĩ tại Nhật Bản như ngày nay.

Bởi vì nguyên do này và cũng bởi việc dễ dàng bị lạc trong khu rừng nếu ai đó bị đi chệch ra khỏi con đường mòn trong rừng, nên lịch sử buồn nhưng chân thật của nơi này đã ghi nhận rất nhiều người tự lang thang vào trong rừng và tự kết liễu cuộc sống của chính mình trong Aokigahara này. Mặc dù vậy khu rừng cũng có một vẻ đẹp thanh tao tinh khiết với mong muốn được giải phóng khỏi những lời đồn đoán xưa nay về một nơi chết chóc mà nhân sinh tìm đến khi nghĩ tới cái chết.

Aokigahara_forest_01

Thần thoại vè “khu rừng tự tử” thực sự nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng những câu truyện thì thường vẫn có thể được viết lại. Nếu phủ nhận về lịch sử ám ảnh của Aokigahara thì sẽ là một sự thiếu tôn trọng với những người đã từ bỏ cuộc sống tại nơi đây. Tuy nhiên, nếu cứ để nó nằm bám rễ ở một góc tưởng tượng tăm tối trong định kiến của người đời thì sẽ là một sự che phủ sai lầm về nguồn năng lượng của khu rừng này.

Điều đầu tiên để bảo vệ khu rừng là giành lại đúng tên cho nó

The moss blanketing the exposed tree roots in Jukai absorbs water for them the way soil would.

Aokigahara là một cái tên của khu rừng, nhưng tên đầy đủ của nó là Aokigahara Jukai hoặc gọi tắt là Jukai (Thụ Hải – nghĩa là Biển Cây). Tuy nhiên với người nước ngoài thì những cái tên này không dễ nhớ và dễ phát âm lắm.

Ở những nước nói Tiếng Anh, cụm từ “Khu rừng tự tử” có vẻ như được nhớ tới một cách đơn giản hơn trong nhận thức của mọi người. Một dấu hiệu khác gần như gắn liền với Aokigahara, mọi người thường gọi nó bằng cái tên mỹ miều hơn là Biển Cây – Sea of Trees thay vì tên nguyên gốc. Cái tên này gần như miêu tả chính xác đầy đủ sự kì vĩ của khu rừng lộng gió nằm tựa vào núi với những ngọn cây nhấp nhô như những gợn sóng.

Bỏ qua những nguy hiểm tiềm tàng về những cảnh báo phun trào của dung nham, núi Phú Sĩ vẫn sừng sững đứng đó giữa thiên nhiên tạo nên một vẻ đẹp nổi tiếng thế giới. Và khu rừng này đáng nhẽ ra cũng nên được nhìn nhận như thế. Cây cầu Golden Gate thậm chí còn nổi tiếng bởi những người tới đây tự tử bằng cách nhảy xuống từ trên cầu, nó vẫn được biết đến như là một biể tượng địa danh xinh đẹp của California thay vì bị gán với một cái tên trong trí nhớ mọi người là “Cây cầu tự tử”.

Khi bạn thôi viện cớ mọi cái chết cho một địa danh mà thay thế điều đó bằng thứ gì đó thanh thản hơn, âm sắc của cuộc nói chuyện cũng sẽ khác đi nhiều. Đừng hạ thấp nó với cái tên khu rừng tự tử, hãy gọi là Thụ Hải – Biển Cây.

Thụ Hải là một cái tên đầy sắc màu cổ tích bởi nó thực sự là như thế

A sign in the Sea of Trees points out Amayadori no Ana, a hole in the ground that can be used as a rain shelter.

Những câu chuyện xung quanh khu rừng Thụ Hải thực chất nổi lên khắp thế giới. Trên Internet đầy những tiêu đề về nó, như những trang tin lớn từ CNN, Times, tới The Telegraph và The Japan Times đều xướng tên khu rừng là “Khu rừng tự tử tại Nhật” thay vì tên gốc của nó. Rất nhiều những trang tin như bày ra sự cám dỗ với độc giả đi vào trong khu rừng.

Điều này làm dấy lên một định kiến không lành mạnh về sức hút của Thụ Hải. Những năm gần đây, khu rừng này đã trở thành đề tài cho bộ phim tài liệu Vice cũng như 2 bộ phim lẹt đẹt khác của Hollywood là The Sea of Trees năm 2015 với 2 diễn viên chính Matthew McConaughey và Ken Watanabe, và The Forest năm 2016 với diễn viên Natalie Dormer.

Những bộ phim này được xây dựng dựa trên những truyền thống hiện hữu trong văn hóa và văn học dân gian Nhật Bản mà trong quá khứ đã liên hệ khu rừng này với cái chết. Những sự tích tự tử được lãng mạn hóa, ubasute (những người già yếu bị con cháu dẫn vào rừng rồi bỏ mặc tới chết), và yurei (những linh hồn ma quỷ của những người chết yểu ám trong khu rừng) càng tạo nên tầng tầng lớp lớp sương mù thần thoại che phủ Thụ Hải.

Cũng bằng cách này, tính thần thoại của khu rừng đã lan xa ra cả ngoài biên giới Nhật bằng những cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn, từ tiểu thuyết hư cấu “Nami no To” (“Tháp Sóng”, Tác giả Seicho Matsumoto xuất bản năm 1961), tới kiểu sách hiện thực gây tranh cãi “Kanzen Jisatsu Manyuaru” (“Cẩm nang đầy đủ về tự tử”, Tác giả Wataru Tsurumi xuất bản năm 1993). Những cuốn sách này vẫn tạo nên tầm ảnh hưởng lớn dù đã được xuất bản cả một phần tư thế kỉ trước. Có một thực tế rằng sự huyền bí rùng rợn về nơi này cũng có phần được tạo nên bởi sự làm quá của truyền thông, đã tới lúc Nhật Bản cần bỏ lại những câu truyện thần thoại phía sau để tiếp tục tiến bước, cho thế giới thấy rằng xu hướng tự tử đó hoàn toàn chỉ là một dư âm xưa cũ của xứ Phù Tang mà thôi.

Điều đầu tiên là bắt đầu với những du khách nhận thức đúng

Light filtering in through the treetops in the Sea of Trees.

Nếu nói chuyện 1-1 với những người Nhật hoặc thảo luận trong những nhóm thông thường, một vài người sẽ nói họ muốn đóng cửa khu rừng này hoàn toàn. Những tuyên ngôn chắc nịch với hàm ý bảo vệ nơi này được những người dân địa phương vùng Fujinomiya, những người coi núi Phú Sĩ cũng như khu vực lân cận nó, bao gồm cả khu rừng nằm dưới chân núi này, là shinsei (đất thánh). Đối với họ mà nói, những khách tham quan chỉ giống như những kẻ dẫm đạp lên vùng đất linh thiêng này rồi rời đi để lại toàn rác rưởi nơi đây.

Nhưng đóng cửa khu rừng khỏi cộng đồng, nếu có thể, chỉ làm tăng thêm sự huyền bí nặng nề bao quanh nó và dường như đi ngược lại những gì mà khu rừng cần. Nếu sự quyến rũ từ những bí ẩn đang lôi kéo những du khách tới với khu rừng, thì có lẽ, một chiến thuật khác có thể tiếp tục để giải phóng nơi này khỏi tiếng xấu: nhấn mạnh vào vẻ đẹp tự nhiên của nó đối với du khách.

Nếu có một điều có lợi nào đó có thể có từ cuộc tranh cãi về video của Logan Paul, đó là sự thâm nhập của 1 Youtuber vào trong khu rừng và chia sẻ video với hơn 16 triệu người theo dõi, điều đó đồng nghĩa với việc khu rừng sẽ không còn bị coi là nơi bất khả xâm phạm nữa, và làm giảm đi ít nhiều ấn tượng rằng đây là địa điểm tự tử. Có lẽ nếu có thêm nhiều người nữa thật sự tới thăm khu rừng Thụ Hải thay vì ngồi tưởng tượng nó qua lăng kính của truyền thông, điều đó có thể giúp xóa tan phần nào những đồi đoán ma quỷ trôi nổi về nơi này.

Có những hiểu lầm về khu rừng Thụ Hải

A spot on the Jukai Nature Trail where the ground beside the trail drops off in a sunken pit.

Một khi đã bước chân vào khu rừng, bạn sẽ có cảm giác u minh thanh tịnh trong tâm trí đến kì lạ. Dù vậy đây cũng là một nơi có thực, dẫu cho trong mắt người quan sát thì nó phản chiếu lại với 1 tầm cao hơn.

Đối với vài người, suy nghĩ rằng khu rừng đang thực sự bao lấy trên đầu họ là một cảm giác mạnh mẽ hơn cả 1 địa điểm thực và họ hướng tới chỉ để nhận được hoặc sự thất vọng hoặc sự nghi ngờ bởi những gì họ thấy được. Hầu hết những du khách chờ mong điều gì đó rùng rợn đều sẽ nhận lại sự thất vọng, còn những hướng dẫn viên người Nhật vào trong khu vực này đều nói là ước gì họ được thấy ma quỷ thật xuất hiện một lần.

Những loại cây trong khu rừng này đều kì lạ với những hình thù dị dạng bởi chúng đã mọc và phát triển trên nền đất nham thạch cũ phun trào từ núi Phú Sĩ và bộ rễ của chúng phải đâm sâu hơn bình thường. Dòng chảy của dung nham thường sẽ làm đất trở nên cứng hơn và tạo nên một bề mặt gồ ghề nên sẽ không hiếm để bắt gặp ở đây những loại cây mà rễ của chúng trồi lên, có khi tạo hình giống hang động có lỗ, mọc lên nhiều nơi trong rừng.

Hơn thế nữa, góp phần tạo nên một hệ sinh thái giống như ngoài Trái đất tại nơi này, là thảm rêu trải hầu khắp trên mặt đất. Những câu truyện về sự tĩnh mịch chết chóc và những chiếc la bàn không thể hoạt động trong Thụ Hải hóa ra trước giờ chỉ là tin đồn lan truyền mà thôi. Chim hót líu lo, những người leo núi vẫn cứ đi, và nếu bạn cầm theo một chiếc la bàn, bạn sẽ nhận ra nó vẫn hoạt động hầu như bình thường.

Căn cứ theo một bài báo từ tờ New York Times, chỉ khi bạn đặt la bàn trên mặt đất tiếp xúc trực tiếp với mảnh đất vốn được hình thành từ dung nham núi lửa giàu quặng sắt này, thì những chiếc kim la bàn mới không hoạt động bình thường mà thôi. Hãy nhớ, nếu người còn bị tê liệt, thì dung nham cũng có thể.

Những điểm du lịch lân cận có thể “giải oan” cho Aokigahara Jukai

Saiko Iyashi no Sato Nenba with Mt. Fuji in the background. This "healing village" is located two bus stops away from the Saiko Bat Cave.

Những bài báo quốc tế về Thụ Hải thường không nhắc tới một điều, có lẽ bởi tác giả những bài báo này cũng có định kiến ban đầu về địa điểm này, rằng xung quanh khu rừng có khá nhiều điểm tham quan được nhiều người lui tới. Cả khu vực này từ hồ Kawaguchi tới hồ Mototsu được nối liền bởi 1 tuyến bus rất tiện lợi. Khu vực này bao bọc 4 trong 5 Ngũ Hồ của Phú Sĩ.

Những tuyền bus thuộc Fujikyu, bao gồm Retro Bus và những tuyến bus Đỏ/Xanh lá cây/Xanh dương làm cho việc mọi người tới khám phá Hang dơi Saiko thật sự dễ dàng, và đó là điểm đầu tiên bắt đầu con đường mòn đi vào Thụ Hải. Con đường mòn này xuyên thằng qua khu rừng, và được kí hiệu rõ ràng trên bản đồ xe bus với cái tên “Một biển cây, Aokigahara”.

Trên trang chủ du lịch của tình Yamanashi thậm chí còn giới thiệu một lộ trình đi bộ qua Thụ Hải. Được kể đến với danh “một địa danh tự hào của thế giới”, trang này mới gọi du khách tới khám phá “Hãy tới và chiêm ngưỡng cánh rừng nguyên sinh diễm lệ”. Và tại điểm Trung tâm thông tin du lịch Hang Dơi Saiko, họ thậm chí còn có cả 1 tour có hướng dẫn viên và lại còn miễn phí.

Trên trang có đề ra lộ trình đi bộ xuyên rừng có ghi chú rõ ràng rằng “Khách du lịch không nên rời khỏi đường mòn để đi vào khu vực rừng cây.” (Tạm hiểu: đừng lang thang đi khỏi đường và vào những vùng cấm mà Logan Paul đã tới.) Ngoài điều đó ra, chẳng có gì đáng sợ diễn ra trong khu rừng. Đó hoàn toàn không phải điều mà những tổ chức du lịch câu khách muốn tuyên truyền.

Khu rừng nằm dưới chân núi Phú Sĩ là nơi nên được đối xử như là với một cảnh quan thiên nhiên được sùng kính đúng cách, một tuyệt cảnh tự nhiên đúng nghĩa. Hãy tỏ lòng thành kính và tôn trọng khi bạn ở trong Thụ Hải, còn không thì đừng nên tới. Nếu bạn quyết định ghé thăm nơi này, hãy nhớ luôn bám sát theo con đường mòn, ghé tới những điểm lân cận như Hồ Saiko, hồ Shojiko, và những nơi khác của Phú Sĩ Ngũ Hồ.

Theo GaijinPot
Dịch: Týt

Trả lời