Thảm họa Minamata
Sở dĩ thảm họa này có tên Minamata là vi nó phát sinh tại thành phố Minamata- một tỉnh ven biển thuộc tỉnh Kumamoto.
Vào năm 1956, tại đây người ta phát hiện có hai bé gái, một bé gái 5 tuổi và một bé gái 2 tuổi là hai chị em trong một nhà bị mắc một căn bệnh rất kì lạ, chưa từng có tại Nhật khiến hai bé gặp khó khăn khi đi lại, tứ chi run rẩy, không thể giao tiếp bình thường được. Đến tháng 1/5 trong năm đó người ta công bố đây là bệnh Minamata- một căn bệnh kì lạ do tổn thương thần kinh trung ương nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Lúc đầu do nghĩ đây là một căn bệnh truyền nhiễm nên những người mắc bệnh buộc phải bị cách ly, mãi đến tận tháng 10/1956 khi nhóm nghiên cứu của Đại học Kumamoto công bố không phải bệnh truyền nhiễm thì người bệnh mới được quay lại với cộng đồng. Và cũng trong năm đó, liên tiếp 50 trường hợp bệnh tương tự như vậy được phát hiện tại khu vực thành phố Minamata và trong đó có 11 người bị tử vong. Từ năm 1956 trở đi số người bị mắc bệnh Minamata, số người bị chết cũng như tỉ lệ trẻ nhỏ bị tê liệt thể não vì căn bệnh ngày một gia tăng.
Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh kì lạ
Ảnh: mainichi.jp
Được biết trước đó tại thành phố Minamata cũng xảy ra tình trạng những con mèo bỗng nhiên trở nên điên cuồng, co giật rồi không bao lâu thì lăn ra chết hay cá cũng bị chết nổi phồng phều trên vịnh Minamata, rong rêu không thể mọc dưới đáy vịnh. Dựa vào các chi tiết đó và qua vô số lần nghiên cứu, năm 1959 nhóm nghiên cứu của Đại học Kumamoto đã công bố nguyên nhân gây ra căn bệnh kì lạ này là do nhiễm độc thủy ngân hữu cơ. Và đến tháng 11 cùng năm Hội điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ y tế và phúc lợi Nhật Bản đã xác nhận kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu.
Đến lúc đó mọi nghi ngờ đổ dồn vào công ty hóa dầu thuộc tập đoàn Chisso- một tập đoàn về hóa chất hàng đầu tại Nhật, cống hiến rất nhiều cho nền kinh tế của Nhật Bản, vì được biết từ năm 1932 công ty này đã xả trực tiếp khoảng 27 tấn nước thải có chứa thủy ngân hữu cơ- hợp chất được sinh ra trong quá trình sản xuất Acetaldehyde vào vịnh Minamata mà không qua bước xử lý nào. Tuy nhiên phía công ty này lên tiếng chối bỏ mọi cáo buộc và cho đến năm 1968 khi chính phủ Nhật Bản chính thức ra tuyên bố rằng căn bệnh Minamata là do công ty Chisso xả thải gây ô nhiễm môi trường gây nên thì công ty mới ngừng xả thải.
Bênh Minamata- kí ức chết chóc trong quá khứ và nỗi đau kéo dài đến tận hiện tại
Ảnh : kousin242.sakura.ne.jp
Môt số hình ảnh của người mắc bệnh Minamata. Ảnh: mainichi.jp
Bệnh Minamata là một căn bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiễm độc thủy ngân hữu cơ gây ra. Những triệu chứng chính của bệnh là tê tay chân, mệt mỏi, ù tai, không thể giữ thăng bằng, tầm nhìn của mắt bị hẹp lại, điếc, không thể nói rõ ràng…thể nặng có thể dẫn tới người bệnh trở nên điên cuồng, tê liệt, hôn mê và tử vong. Ngoài ra dạng bất thường bẩm sinh của bệnh còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Tính đến tháng 3 năm 2001 đã có 2265 người chính thức được xác nhận là mắc bệnh Minamata trong đó có 1784 người đã tử vong và cho tới năm 2010 khi công ty Chisso bị yêu cầu phải bồi thường và chi trả tiền phí thuốc men cho người mắc bệnh Minamata, đã có tới 50.000 người viết đơn yêu cầu bồi thường. Điều này chứng tỏ, di chứng mà thảm họa thủy ngân gây ra cho người dân vẫn còn dai dẳng.
Thảm họa Minamata năm đó đã đi qua hơn nửa thế kỉ nhưng đối với những người dân thành phố Minamata, những người từng được chứng kiến và những người có người thân đã chết hay hiện đang sống hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình do mắc bệnh Minamata có lẽ vẫn không thể nào quên được những hình ảnh hãi hùng năm đó.
Ảnh: ameblo.jp
Những đứa trẻ mới sinh ra cũng phải chịu những hậu quả của bênh, liệt não, chân tay co quắp, không thể phát triển và sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Tham khảo: https://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%B0%B4%E4%BF%A3%E7%97%85
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_Minamata#cite_note-vysajp-1