Thầy tu chải mascara

Đăng ngày 19/11/2018 bởi iSenpai

Người đàn ông Nhật tìm thấy “tự do” qua đạo Phật và trang điểm.

Kodo Nishimura, 29 tuổi, trông hoàn toàn khác nhau trong bộ áo thầy tu và trong lớp trang điểm hoàn hảo.

Trông hoàn toàn khác nhau trong bộ áo thầy tu và trong lớp trang điểm hoàn hảo

Với bố là thầy tu trụ trì của một ngôi chùa ở Tokyo, Kodo dường như sinh ra để tiếp nối con đường của bố anh. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã có niềm đam mê với phấn son khi thường xuyên trốn trong phòng tắm, lấy trộm hộp phấn mắt của mẹ bôi lên mặt. Tuy nhiên anh cho biết “trông tôi như một thằng hề”.

Khi được sang Mỹ học, anh thấy mọi thứ thật khác. Anh gặp những cô nàng tiệc tùng làm trong các cửa hàng hóa mỹ phẩm chỉ dẫn tận tình về trang điểm, và ở tuổi 18, lần đầu tiên anh mua mascara và chì kẻ mắt. Sau đó anh học việc cho một chuyên gia trang điểm và giờ đây anh cũng là một chuyên gia trang điểm, khách hàng của anh từ ngôi sao ca nhạc cho đến những người bình thường.

Khi trở về Nhật, anh ngạc nhiên khi bố mẹ ủng hộ sự lưa chọn nghề nghiệp của mình. Nhưng anh vẫn thấy có điều gì đó mất mát. Lớn lên trong ngôi chùa, chơi đùa phía sau tượng Phật trang nghiêm, anh biết một ngày nào đó mình phải quyết định có theo con đường của bố mình hay không.

Với bố là thầy tu trụ trì của một ngôi chùa ở Tokyo, Kodo dường như sinh ra để tiếp nối con đường của bố anh

“Tôi muốn hiểu về nghề nghiệp một cách sâu sắc để có thể đi đến quyết định”. Vì vậy ở tuổi 24, anh tham dự khóa huấn luyện dành cho thầy tu kéo dài 2 năm với 5 chủ đề, mỗi chủ đề trong vài tuần. Quá nhớ Nhật Bản, ban đầu anh rất hào hứng, nhưng không được lâu. Anh quay lại nước Mỹ với sự đổ vỡ niềm tin. Ở New York, anh trang điểm và đeo trang sức, làm việc với tư cách là một chuyên gia trang điểm và không giấu diếm xu hướng tình dục của mình. “Tất cả những thứ này có phải đang xúc phạm cộng đồng thầy tu?” “Nó có hạ thấp giá trị của các thầy tu khác không?”

Nhưng một thầy tu lâu năm đã giúp anh quét sạch mọi lo lắng, chỉ ra cho anh rằng, thầy tu ở Nhật cũng không mặc áo tu khi ra ngoài và nhiều người có công việc thứ hai. Và ông ấy không quan tâm đến vấn đề giới tính. “Điều này thật sự đã đem lại tự do cho tôi. Nó khiến tôi cảm thầy, ồ, mình có thể vừa là chính mình, vừa là một thầy tu”.

Anh biết công việc của một chuyên gia trang điểm chỉ chú trọng và vẻ bề ngoài có vẻ trái ngược với tôn giáo tôn thờ vẻ đẹp bên trong. “Tôi nghĩ trong Đạo Phật, thông điệp chính là cảm thấy hạnh phúc, cân bằng trong tâm hồn và chia sẻ cho người khác”. Anh tin rằng làm đẹp cho mình sẽ khiến con người ta bao dung và độ lượng hơn với người khác.

Mỗi năm 2 lần anh quay về Nhật để phụ giúp bố mình trong các buổi lễ. Tuy vậy, anh cũng không mấy mặn mà với ý nghĩ sẽ kế thừa công việc này. “Tôi không nghĩ ở trong chùa thì sẽ giúp đỡ được nhiều người. Trang điểm và mang giày cao gót như là cầu nối giúp tôi thể hiện bản thân với người khác”. Hiện giờ, anh đang đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBT và mở lớp dạy trang điểm cho những người chuyển đổi giới tính, giúp họ làm cho khuôn mặt của mình nữ tính hơn dựa trên đường nét sẵn có. Một người tham gia vào lớp học cho biết, “Có nhiều chuyên gia trang điểm, nhưng tôi nghĩ không ai giống như Kodo”.

Nguồn: AFP-JIJI, Japan Times

Trả lời