Nhìn qua bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới công bố tháng 9 năm ngoái bởi Times Higher Education, có thể thấy các thay đổi chính so với năm trước. Đại học Tsinghua của Trung Quốc đã vươn lên vị trí 22, cao nhất trong các Đại học từ Châu Á, thậm chí vượt mặt của Đại học Quốc gia Singapore – luôn là Đại học hàng đầu của Châu Á trong 5 năm gần đây nhưng nay đứng thứ 23 trong bảng xếp hạng mới nhất. Có 10 Đại học ngoài Nhật bản – 6 từ Trung Quốc, 2 từ Singapore, và 2 từ Hàn Quốc – nằm trong top 100 của thế giới.
Trong quá khứ, Nhật Bản từng có 2 Đại học ở top 100 là Đại học Tokyo, thứ 42 và Đại học Kyoto, thứ 65. Trong khi đó có 6 trường từ Trung Quốc, 3 từ Hàn Quốc, và 1 từ Đài Loan nằm trong vị trí từ 200 đến 100, Nhật không có trường nào trong khoảng này.
Nhưng tình thế thay đổi hoàn toàn khi chứng kiến bước tiến dài của các trường đến từ Trung Quốc và phong độ sút kém của các trường Nhật Bản. Vào năm 2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố sẽ khiến 10 trường Đại học Nhật Bản năm trong top 100 trường Đại học hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới. Ông Abe đưa việc tái cơ cấu các trường đại học vào trong chiến lược phát triển của mình và đặt mục tiêu bằng con số.
Sự thật thì cái đích đó sắp có vẻ thành hiện thực ở một vài thời điểm. Bảng xếp hạng năm 2013 gọi tên 5 trường Đại học Nhật Bản trong top 200 (Tokyo thứ 23 – cao nhất Châu Á, Kyoto thứ 52, Tokodai thứ 125, Osaka thứ 144 và Tohoku thứ 150). Nhưng năm tiếp theo, hầu hết các trường đều rớt khỏi bảng xếp hạng và chỉ còn lại 2 trong top 200 năm ngoái.
Mỉa mai thay, Trung Quốc lại rất thành công trong việc cải tổ giáo dục Đại học – gần với tưởng tượng của ông Abe. Giờ đây chẳng còn xa vời khi Trung Quốc có thể có 10 trường trong top 100 trước năm 2020. Trong thực tế, 3 trong 6 trường đến từ Trung Quốc nằm trong hạng 200-100 năm ngoái đã tiến vào top 110.
Một yếu tố nữa phía sau khoảng cách giữa các Đại học Trung Quốc và Nhật Bản là số sinh viên sau Đại học theo học ở các trường của Mỹ. Năm 2017, có 79.580 sinh viênTrung Quốc theo học sau Đại học ở Mỹ (bao gồm khoa học tự nhiên, tâm lý học và khoa học xã hội), bỏ xa con số 990 sinh viên Nhật. Và trong số 990 sinh viên Nhật ấy, gần nửa là theo học Khoa học xã hội, còn lại theo học Khoa học tự nhiên chỉ chiếm 0.8% so với Trung Quốc.
Một yếu tố then chốt để xếp hạng các trường Đại học là số bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành của các giáo sư, giảng viên, nghiên cứu viên trong trường và số trích dẫn các bài báo ấy. Tổ chức Times Higher Education đánh giá các trường theo 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được tối đa 100 điểm: “dạy” (chỉ số 0.3), “nghiên cứu” (chỉ số 0.3), “trích dẫn” (0.3), “phát triển nghề nghiệp” (0.025) và “uy tín quốc tế” (0.075).
Tiêu chí uy tín quốc tế, tính cả tỉ lệ số sinh viên và giảng viên nước ngoài ở trường chỉ chiếm 7.5%. Thế nhưng Bộ giáo dục lại ưu tiên hàng đầu yếu tố này bằng cách tăng số sinh viên nước ngoài và khuyến khích các trường có nhiều giờ giảng bằng tiếng Anh. Nhưng đáng tiếc là chủ trương này quá xa rời mục tiêu. Thật là nực cười khi kỳ vọng sinh viên xuất sắc từ các nước khác đến học tập và nghiên cứu tại Nhật trong khi Đại học Nhật bị đánh giá thấp trên mặt bằng thế giới.
Hiện nay, Nhật Bản có 270,000 du học sinh với 93% đến từ Châu Á, bao gồm Trung Quốc 40%, Việt Nam 23%, Nepal 8% và Hàn Quốc 6%. Trong thời kì mới đổi mới vào những năm 80, hàng loạt các sinh viên xuất sắc từ Trung Quốc đến Nhật học tập khi Nhật còn phát triển như vũ bão. Nhưng gần đây, có lẽ các trường ở Nhật đã kém hấp dẫn, phần đông sinh viên Trung Quốc chọn đến các nước nói tiếng Anh, khiến cho rất ít tới Nhật.
Tuy nhiên nhiều khả năng xếp hạng quốc tế của các trường đại học Nhật sẽ không tăng trong tương lai gần bởi các lí do sau.
Thứ nhất, ngay cả Đại học Tokyo và Kyoto cũng có mức điểm thấp trong mục “trích dẫn”, chiếm đến 30% trong tổng số điểm đánh giá. Như vậy gần như không thể để nâng điểm trong mục này vì chỉ số trích dẫn cho các bài báo từ Nhật quá thấp.
Thứ 2, số sinh viên Nhật học ở các trường của Mỹ quá ít. Mỹ là đất nước dẫn đầu thế giới về khoa học, công nghệ và kĩ thuật, nhận được đánh giá cao ở Mỹ là một yếu tố quyết định trong xếp hạng quốc tế.
Thứ 3, chủ nghĩa độc đoán trong giới học thuật Nhật đang làm nản chí các nhà khoa học trẻ.
Thứ 4, ngân sách Chính phủ dành cho giáo dục Đại học và nghiên cứu quá nghèo nàn. Khoản này còn giảm trung bình 1% mỗi năm khiến nhiều người trẻ buộc phải làm nghiên cứu với mức lương rẻ mạt. Nó dẫn đến việc nhiều sinh viên xuất sắc tìm việc ở các công ty. Các nguồn kinh phí khổng lồ chỉ cấp cho một số ít giáo sư Đại học khiến phần đông còn lại thiếu nguồn hỗ trợ nghiên cứu. Tôi không nghĩ Chính phủ phân bố nguồn tiền một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ 5, hầu hết các giáo sư về xã hội học viết bài đăng tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Nhật, làm hạn chế sự tiếp cận với các nước nói tiếng Anh.
Mỗi trong năm vấn đề nêu ra ở trên đều cắm rễ sâu xa và khó có thể cải thiện chỉ bằng biện pháp nhanh. Cho dù việc tái tổ chức diễn ra nhanh chóng, cũng phải cần ít nhất một thập kỉ mới có thể hái trái ngọt. Mây đen đang bao phủ tương lai các trường Đại học Nhật bởi Chính phủ không nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục va nghiên cứu trong hàng thập kỉ qua.
Nguồn: Bài viết của tác giả Takamitsu Sawa trên tờ Japan Times