Tiếng Nhật làm thêm trong ngành dịch vụ và những lưu ý

Đăng ngày 10/07/2018 bởi iSenpai

「こちらご注文のハンバーグになります」
「1万円からお預かりします」

Đó là những câu bạn sẽ hay được nghe ở các quán ăn hay cửa hàng tiện lợi (kombini), vậy bạn có biết nó có chỗ nào chưa đúng không? Ngành dịch vụ là ngành nghề có rất nhiều cơ hội được gặp gỡ và giao tiếp trực tiếp với người khác. Vậy nên việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là kính ngữ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, số người mắc sai lầm trong việc dùng từ ngữ không hề ít. Bài viết này sẽ so sánh những câu được dùng đúng và sai, từ đó hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong công việc của mình.

7 câu quan trọng khi giao tiếp với khách hàng

 

 

  1. いらっしゃいませ

– Tạm dịch tiếng Việt: Xin chào quý khách/Xin mời quý khách vào.

Đây là câu nói dùng để chào đón, hoan nghênh khách hàng vào cửa hàng của mình. Khi nói câu chào mừng này, bạn nên nhìn về hướng khách và nói với một khuôn mặt tươi cười, rạng rỡ.

2.かしこまりました

– Tạm dịch tiếng Việt: Tôi đã hiểu rồi ạ.
Thay vì nói 「わかりました」thì bạn cũng có thể nói 「かしこまりました」để thể hiện bạn đã hiểu rõ món mà khách cần gọi hay yêu cầu của khách.
Tuy nhiên, 「わかりました」chỉ là từ lịch sự, còn 「かしこまりました」là từ khiêm nhường, thế nên「かしこまりました」sẽ có thể thể hiện rõ hơn sự tôn kính đối với khách hàng.

3.お待ちください

– Tạm dịch tiếng Việt: Xin quý khách vui lòng chờ trong giây lát.
Trong khi đang giao tiếp cùng khách, hay trong trường hợp mà bạn muốn nói với khách rằng “Xin hãy chờ một chút” thì thay vì 「ちょっとお待ちください」bạn hãy nói 「お待ちください」vì dù cùng nghĩa nhưng câu sau thể hiện sự tôn kính nhiều hơn và phù hợp hơn đối với môi trường của ngành dịch vụ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nói 「お待ちいただけますでしょうか」hay「お待ちくださいませ」đều là các câu cùng nghĩa và thể hiện sự lịch sự và tôn trọng hơn nữa đối với khách.

4.おまたせいたしました

– Tạm dịch tiếng Việt: Xin lỗi đã để quý khách phải đợi.

Sau khi xin khách đợi một lát bằng câu 「お待ちください」, đến lúc quay trở lại bạn nên nói với khách rằng 「おまたせいたしました」hay câu gần nghĩa「お待たせいたしました」và sau đó nói vào tiếp vấn đề chính.
Đặc biệt đối với các công việc ở nhà hàng, như phục vụ chẳng hạn, sau khi xin khách đợi, đến khi mang thức ăn đến, bạn nhất định phải nói 「おまたせいたしました」.

5.お恐れ入ります  (おそれいります)

Đây là câu nói mang 2 ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất dùng để thể hiện ý biết ơn, nó giống như 「ありがとうございます」(Xin cảm ơn), đôi khi nó cũng mang nghĩa là “Xin lỗi, tôi không dám” hay “Xin hãy bỏ qua”.
Nghĩa còn lại thể hiện ý muốn nhờ vả. Khi muốn dùng để nhờ vả, người ta sẽ thêm việc mình cần nhờ vả vào sau câu 「お恐れ入りますが~」

6.ありがとうございます

– Tạm dịch tiếng Việt: Xin cảm ơn (ạ).
Câu này khá phổ biến và hầu hết mọi người đều hiểu nó có nghĩa là “Xin cảm ơn”. Khi khách rời khỏi cửa hàng, nhân viên sẽ cuối đầu xuống và cảm ơn khách bằng câu 「ありがとうございます」hay cũng có thể là 「いつもありがとうございます」(Cảm ơn quý khách đã luôn ủng hộ) để thể hiện sự cảm kích vì khách đã ghé quán.

7.もう訳しございません

– Tạm dịch tiếng Việt: Tôi xin lỗi (ạ).

Khi làm phiền hoặc gây ra sự bất tiện nào đó cho khách, ta sẽ xin lỗi khách bằng câu 「もうし訳ございません」.

「もうし訳ありません」cũng thể hiện sự xin lỗi, tuy nhiên nó không thể hiện sự tôn kính như「もうし訳ございません」

Trong cuộc sống thường ngày, khi gây lỗi người ta thường hay xin lỗi bằng câu 「すみません」(Xin lỗi), tuy nhiên, trong ngành dịch vụ thì câu 「すみません」không thích hợp vì nó không đủ lịch sự, tôn kính. 

Những câu nói thường bị nhầm lẫn

 

  1. よろしかったでしょうか

Trong văn nói thông thường, khi muốn xác nhận lại với đối phương, ta thường nói 「これでよかったっけ?」(Như vậy được chưa?)

Câu 「よろしかったでしょうか」thường được dùng khi người nói muốn thể hiện sự lịch sự hơn. Tuy nhiên, vì là đang xác nhận sự việc đang xảy ra ở hiện tại, nên dùng thể quá khứ trong trường hợp này là không phù hợp. Hãy nói với thể hiện tại 「よろしいでしょうか」(Như thế này ổn chưa ạ?).

  1. 〜のほう

Thường xảy ra sự lẫn lộn giữa 「方(かた)」 (sử dụng cho người trên) với 「方 (ほう) 」 (dùng trong so sánh). Câu nhầm lẫn mà chúng ta thường được nghe là:「こちらの方で、よろしいでしょうか」. Vậy phải sửa nó thành 「こちらでよろしいでしょうか」(Chỗ này có được không ạ?) 

  1. 〜になります

Động từ 「なる」thể hiện sự biến đổi từ A thành B (A khác B). Theo đó, đối với trường hợp không xảy ra sự biến đổi thì ta không thể dùng 「なる」.

Ví dụ:

「カレーライスになります」=> X

「カレーライスでございます」=> O

  1. 〜からお預かりします (~からおあずかりします)

「お預かりします」là một kính ngữ đúng. Tuy nhiên, khi kết hợp với 「から」thì nó trở thành sai. 「から」mang hàm ý là “từ~”, vậy thì trong trường hợp dùng「 からお預かりします」thì câu hỏi được đặt ra là “từ ai?”

Một ví dụ cụ thể, ở cửa hàng tiện lợi bạn sẽ thường nghe như 「1000円からおあずかりします. Đối tượng của kính ngữ trong trường hợp này không còn là “người” nữa mà nó là “đồ vật”, điều đó là sai. Khi nhận một vật gì đó, bạn nên sử dụng câu 「〜をお預かりします」. Vậy thì câu đáng lẽ mà mọi người nên thường được nghe phải là 「1000円お預かりします」(Tôi xin tạm nhận 1000 yên)

  1. ちょうどお預かりします
  2. Sự kết hợp giữa 「ちょうど」và「お預かりします」là không đúng. Thay vào đó nên nói là 「~ちょうどいただきます」(Tôi xin tạm nhận vừa đủ ~)
    Ví dụ:「1000円ちょうどいただきます」(Tôi xin tạm nhận vừa đủ 1000 yên)
  3. なるほどですね

「なるほどですね」là câu được kết hợp từ 2 câu là「なるほど」và「そうですね」, nhưng đây không phải là một kính ngữ đúng. Để thể hiện sự đồng tình, ta nên nói rằng 「おっしゃる通りです」(Đúng như quý khách nói) hay đơn giản là 「はい」(Vâng ạ) thì sẽ đúng hơn.

Hồng Hiệp (Tham khảo từ Townwork)

Trả lời