Tìm hiểu về tiền Nhật Bản (phần 2: tiền giấy)

Đăng ngày 06/02/2018 bởi iSenpai

Bộ Tài chính đã ban hành cả tiền giấy yên lẫn sên (hiện giờ đã không còn tồn tại) vào thị trường vào năm 1869, nhưng những đồng yên lưu hành hiện nay là phiên bản được tung ra sau Thế chiến II. Giữa những năm 1945 và 1951, những thế lực đồng minh chiếm đóng cùng với nước Úc đã tung ra tờ tiền yên với định giá nhỏ hơn so với Ngân hàng Nhật Bản. Tờ tiền như đang lưu thông hiện hành được biết là Phiên bản D, được đưa vào lưu thông từ năm 2004, tương đương năm Heisei 16 Nhật Bản.

Tờ 1000 yên


<Ảnh: Hideyo Noguchi và mái tóc bồng bềnh>


<Ảnh: Núi Phú Sĩ, hồ Mototsu, và hoa anh đào. Tác giả Koyo Okada.>

Điểm nổi bật nhất của tờ tiền xanh này là người đàn ông bảnh bao với mái tóc bồng bềnh, Hideyo Noguchi. Được biết tới là một nhà vật lý học và vi khuẩn học, Noguchi đã tới Mỹ vào năm 1900, và lịch sử về ông từ đấy chỉ có thể miêu tả gói gọn trong từ “huy hoàng”. Ông đã tìm ra rằng vi sinh vật chính là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai, nhưng sau đó có khá nhiều bằng chứng cho thấy để tìm ra điều này ông đã làm những thí nghiệm trên người. (Đây là chuyên khá phổ biến thời bấy giờ.). Dù đã thất bại sau nhiều lần lọt vào đề củ cho giải Nobel, Noguchi đã chuyển sang nghiên cứu vắc-xin cho căn bệnh sốt vàng tại Trung Mỹ. Tuy ông đã thất bại trong việc này nhưng lại tình cờ tìm ra vắc-xin cho bệnh trùng xoắn móc câu leptospitosis. Sau khi rời Trung Mỹ, chúng ta có thể tưởng tượng đó là là một khoảng đen trong trí óc ông, ông lại nỗ lực một lần nữa để tìm ra vắc-xin sốt vàng, lần này thì ông đã tới Ghana. Ông trở thành một người khá lập dị khi chỉ thực hiện những thí nghiệm của mình vào ban đêm để tránh không phải gặp những nhà nghiên cứu khác vào ban ngày. Tuy nhiên không may là việc thí nghiệm cũng dẫn tới một kết cục có thể đoán trước, ông đã bị nhiễm chính căn bệnh sốt vàng này và qua đời tại Lagos.

Mặt sau của tờ 1000 yên có vẻ bình lặng hơn: góc nhìn núi Phú Sĩ từ hồ Mototsu tại tỉnh Yamanashi, được vẽ dựa trên một bức ảnh của nghệ sĩ Nhật đầu thế kỉ 20 là Koyo Okada.

Tờ 2000 yên


<Ảnh Câu truyện của Genji và nư sĩ Murasaki>


<Ảnh: Shureimon tại thành Shuri, Okinawa.>

Nói nhanh một chút về đồng tiền khá mới được lưu hành trên thị trường này, đồng 2000 yên lần đầu được ban hành vào năm 2000 để kỉ niệm Hội nghĩ thượng đỉnh G8 lần thứ 26 được tổ chức tại Okinawa. Trẻn tờ tiền là hình ảnh cổng Shureimon, một cánh cổng khổng lồ của thành Shuri tại Naha, Okinawa. Mặt sau là hình ảnh một cảnh trong Câu truyện của Genji, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật Bản và có lẽ là một trong những tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Cuốn này phổ biến từ thế kỉ 12 và hầu hết người Nhật nào cũng từng đọc nó.

Tác giả của cuốn tiểu thuyết, cũng được minh họa trên tờ tiền, được biết tới với bút danh Murasaki Shikibu. Bà là một thị nữ người Nhật sống vào khoảng thế kỉ 10 và 11, thời Heian. Murasaki là một phụ nữ khác thường so với những phụ nữ thời ấy – bà đọc và viết được tiếng Trung, cũng như giỏi trong những lĩnh vực khác như 1 phụ nữ truyền thống, ấy là âm nhạc, thư pháp, và thơ ca. Murasaki cũng là người góp phần vào công cuộc phát triển ngôn ngữ viết trong tiếng Nhật, mặc dù vậy không ai thật sự biết rõ bà là ai.

Tờ 5000 yên


<Ảnh: Higuchi Ichiyo>


<Ảnh: Hoa diên vỹ của Ogata Korin.>

Nếu bạn có cả đồng bảng Anh và tờ tiền yên này trong ví, hãy nhớ để Jane Austen cạnh với Higuchi Ichiyo nhé – họ sẽ có nhiều chuyện để nói với nhau đấy. Tên khai sinh là Natsu Higuchi, Higuchi Ichiyo đã sống một cuộc sống nghèo túng và ra đi khi còn trẻ vào thời Minh Trị, nhưng thời gian ngắn ngủi đó cũng đủ đưa bà trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Nhật. Nhỏ người, tính lập dị, cận thị và bị bệnh lao, nhưng bà đã viết như một thiên thần: bộ sưu tập những câu truyện ngắn của bà đã đưa tên tuổi bà trở thành 1một trong những tác gia tiên phong trong đấu tranh nữ quyền. Tuy nhiên, bà còn được kính trọng nhiều hơn thế bởi những tác phẩm của bà được viết bằng tiếng Nhật cổ, có thể hiểu giống như thứ Tiếng Anh được viết trong những vở kịch của Shakespeare vậy.

Mặt sau của tờ tiền màu tím xinh đẹp này là hình ảnh những bông hoa diên vỹ Nhật lấy từ kakitsubata-zu của Ogata Korin – Bức bình phong Hoa diên vỹ, một trong những di sản văn hóa nghệ thuật quốc gia có giá trị nhất của Nhật. Trên bức bình phong byoubu của Korin, vẽ lên những bông hoa diên vỹ tím vươn lên khỏi mặt nước dựa trên bài thơ tanka trong tập thơ Câu chuyện của Ise, và được cho là bức vẽ truyền nhiều cảm hứng cho Vincent Van Gogh.

Tờ 10,000 yên


<Ảnh: Yukichi Fukuzawa, người đàn ông khơi nguồn văn hóa.>


<Ảnh: Chim phượng hoàng.>

Nếu bạn có một tờ tiền này, thì xin chúc mừng, nó không đơn giản chỉ là có thể mua được cho bạn và người thân yêu được một bữa tối ngon lành đâu, mà bạn đang nắm trong tay bức chân dung của một trong những nhà sáng lập ra nước Nhật hiện đại, Yukichi Fukuzawa. Fukuzawa là một tác gia, nhà văn, thầy giáo, người phiên dịch, nhà báo, nhà vận động quyền công dân và nhà ngoại giao. Lịch sử chỉ im lặng mỗi khi người đàn ông này cần thời gian để ngủ mà thôi. Fukuzawa bắt đầu con đường học thuật của mình với tiếng Hà Lan, rồi ông cũng đã lập nên một ngôi trường dạy ngôn ngữ này tại Edo (Tokyo hiện nay) vào năm 1858. Nhưng rồi tiếng Hà Lan dần bị thất sủng trong những thứ ngôn ngữ giao thương tại Nhật Bản. Sau chuyến cập bến của Con tàu Đen của Matthew C. Perry vào giữa những năm 1800, ông đã nhận ra rằng những nhà buôn châu Âu đã hầu hết chuyển qua sử dụng tiếng Anh. Và ông đã tự học tiếng Anh mà gần như không có sự trợ giúp bên ngoài nào. Ông nhận nhiện vụ ngoại giao đầu tiên dưới thời Shogun Tokugawa là chuyến công du tới Mỹ, xuất bản cuốn từ điển Anh – Nhật đầu tiên năm 1860 và là một trong những người đầu tiên lập nên Đại sự quán Nhật tại châu Âu. Khi trở lại, ông đã xuất bản 10 phần của cuốn sách “Những điều của Phương Tây” vào giữa năm 1867-1870, trở thành một nhà chwusc trách lỗi lạc nhất về Tây Phương thời bấy giờ. Năm 1890, ngôi trường tiếng Hà Lan mà ông lập nên tại Tokyo bắt đầu mở lớp tuyển sinh hệ đại học, chính là Đại học Keio bây giờ. Để tương xứng với những điều này, mặt sau của tờ tiền là biểu tượng Phượng hoàng, đại diện cho sự đức hạnh và thanh nhã.

 

Cho tới giờ, chắc các bạn cũng đã hiểu thêm chút về kho tàng văn hóa và lịch sử của nước Nhật. Giờ thì hãy thử điểm qua xem những đồng/tờ tiền này có thể làm gì khi bay ra khỏi ví của bạn nhé.

100 yên 500 yên 1000 yên 5000 yên
0.8 cái cơm nắm
0.73 cốc đồ uống không cồn
4 cái cơm nắm
3.6 cốc đồ uống không cồn
8 cái cơm nắm
7.3 cốc đồ uống không cồn
40 cái cơm nắm
36.5 cốc đồ uống không cồn

 

100 yên 2 phút gọi điện thoại trả trước.
500 yên 1 chai bia hoặc 1 bao thuốc lá, hoặc 2 onigiri và 1 lon soda 330mL
1000 yên 1 combo đồ ăn nhanh hoặc mua vé tàu địa phương.
5000 yên Một bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng tầm trung, hoặc 2 vé xem phim nước ngoài cộng thêm 2 combo đồ ăn nhanh
10000 yên  Một bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng tầm trung, và 2 vé phim nước ngoài, 2 ly cà phê, 1L sữa và 1 ổ bánh mỳ.

Theo Japan Cheapo

Trả lời