Tổng kết seminar xin việc “Học hỏi từ sempai”: Cần phải biết mình biết người!

Đăng ngày 03/03/2017 bởi iSenpai

Đăng ký tham gia sự kiện “ASEAN Job Fair” để tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng du học sinh Đông Nam Á tại Nhật với iSenpai tại bài viết: http://isenpai.jp/xin-viec-o-nhat-the-nao-hay-den-hoi-cho-xin-viec-cho-sinh-vien-dong-nam-a-o-tokyo/

Vào ngày 26/2 vừa qua, sự kiện chia sẻ kinh nghiệm xin việc và giao lưu với doanh nghiệp mang tên “Học hỏi từ sempai” đã được tổ chức tại trường tiếng Nhật エール, Osaka dưới sự hỗ trợ của Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Osaka. Với sự tham gia tích cực của các bạn sinh viên cũng như các công ty tham dự, seminar đã diễn ra thành công, hứa hẹn những lần tổ chức tới sẽ còn chất lượng hơn nữa.

Ảnh 1

(ẢChị Bùi Thuý Vy – chủ tịch VYSA-Osaka – phát biểu tại sự kiện)

Điểm nhấn đặc biệt của sự kiện lần này là phần chia sẻ chuyên sâu về quá trình xin việc của anh Ngô Minh Quân, hiện đang đi làm tại Nhật ba năm trong một công ty IT ở Osaka sau khi hoàn tất quá trình học tập. Bài chia sẻ của anh thu hút sự chú ý nhiệt tình của các bạn sinh viên nhờ có những bí kíp đặc biệt của một người đã trải qua và thành công trong việc 就職 tại Nhật Bản. Anh tập trung phân tích 2 bước chuẩn bị quan trọng nhất trước khi bước vào “trận chiến” với các công ty tiềm năng: phân tích bản thân (自己分析) và tìm hiểu về doanh nghiệp (企業選ぶ). Theo như anh Quân, đây là 2 phần thường hay bị bắt đầu muộn khi sinh viên tham gia vào quá trình 就職, mặc dù đó chính là chìa khoá then chốt cho một mùa xin việc thành công, tiết kiệm và sớm được nhận 内定 (tuyển dụng trước khi tốt nghiệp) . Quá trình xin việc là một quá trình tốn kém, đặc biệt đối với các bạn sinh viên phải đi làm thêm hoặc sống xa các thành phố lớn như Tokyo hoặc Osaka, bởi các hội chợ xin việc và sự kiện liên quan thường chỉ được tổ chức tại các khu vực này. Việc chuẩn bị kĩ từ hai khâu 自己分析 và 企業選ぶ giúp sinh viên có được chiến thuật rõ ràng để xin được việc làm, hiểu được mong muốn và khả năng cá nhân, từ đó nộp hồ sơ vào những công ty đang có nhu cầu tuyển dụng phù hợp. Nếu bạn nộp hồ sơ vào một công ty đang cần nhân sự có tố chất như bạn, như vậy là đã phù hợp rồi.

Khi phân tích bản thân, sinh viên cần đưa ra dẫn chứng cụ thể để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng, ví dụ như bạn có được sự khéo léo trong giao tiếp với khách hàng là nhờ có kinh nghiệm làm baito. Ngoài ra, sinh viên cũng cần “tốt khoe xấu che”. “Vì mình được chuẩn bị câu trả lời, tại sao không vẽ ra bức tranh đẹp nhất về bản thân mình?”. Lời khuyên của anh Quân là chỉ nên đưa ra những yếu điểm “dễ thương” – những điểm yếu có thể khắc phục được, hoặc những nhược điểm có thể biến thành điểm mạnh. Chiến thuật này chắc chắn sẽ giúp các bạn sinh viên đạt được lợi thế trong mắt nhà tuyển dụng.


Ảnh 2
(Anh Ngô Minh Quân chia sẻ kinh nghiệm cá nhân)

Trích đoạn phát biểu của anh Ngô Minh Quân

Sau bài phát biểu của Quân là phần giới thiệu của ông Nishimura, trưởng phòng hỗ trợ việc làm tại trường エール, về cách xin việc thông qua chế độ thực tập (インターンシップ). Khi đi インターンシップ, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp để dựa vào đó quyết định có nên ứng tuyển hay không. Ngược lại phía doanh nghiệp cũng có thời gian để quan sát và đánh giá xem sinh viên này có thích hợp để làm việc lâu dài trong môi trường công ty không. Quá trình xin インターンシップ thường bắt đầu vào kì mùa hè và kì mùa đông hàng năm. Theo ông Nishimura, ngoài cách xin việc truyền thống thì đây cũng là một phương thức mà các bạn sinh viên nên tận dụng.

Ảnh 5

 

Tiếp theo là phần giao lưu giữa doanh nghiệp và sinh viên. Các công ty tham gia sự kiện lần này rất đa dạng trong ngành nghề và lĩnh vực, từ cơ khí, xây dựng tới tuyển dụng nhân sự hoặc kinh tế tài chính. Bên cạnh đó, các công ty này cũng đã và đang có nhiều kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên người Việt Nam, vậy nên việc trao đổi thông tin đã diễn ra trong không khí cởi mở và rất nhiệt tình. Phần lớn sinh viên tham gia sự kiện đều băn khoăn về yêu cầu tiếng Nhật để được tuyển dụng vào công ty Nhật nói chung. Ngoài ra, việc hoà nhập giữa nhân viên Nhật Bản và nhân viên quốc tế trong nội bộ công ty cũng thường được đề cập tới trong phần hỏi đáp.

Buổi seminar kết thúc tốt đẹp, hứa hẹn những seminar hỗ trợ xin việc tại Nhật chất lượng hơn nữa trong tương lại. Kì xin việc tháng Tư tới sắp bắt đầu, cố lên nhé!

Đăng ký tham gia sự kiện “ASEAN Job Fair” để tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng du học sinh Đông Nam Á tại Nhật với iSenpai tại bài viết: http://isenpai.jp/xin-viec-o-nhat-the-nao-hay-den-hoi-cho-xin-viec-cho-sinh-vien-dong-nam-a-o-tokyo/

Trả lời