“Tròn mắt” với “cầu xuyên nhà” ở Nhật Bản

Đăng ngày 09/05/2015 bởi iSenpai

Đọc thêm: Sân bay chưa từng làm thất lạc hành lý ở Nhật

Những truyền thuyết dựng tóc gáy của Nhật

Những bài học rút ra từ bộ phim “Jiro Dreams of Sushi”

Những hình ảnh về tòa tháp Gate Tower Building tại Osaka, Nhật Bản sẽ khiến bạn “mắt tròn mắt dẹt” với chiếc “cầu xuyên nhà”.

Gate Tower Building là một trong những tòa tháp “thú vị” nhất Nhật Bản. Điều gì đã làm nên sự thú vị của tòa cao ốc tại Osaka này?

gate_tower_bldg_5_1117_40_18_000000

Tại các tầng 5, 6 và 7 của tòa cao ốc văn phòng 16 tầng này không có văn phòng mà thay vào đó là những con đường cao tốc đi “xuyên” qua. Tại bảng thông tin của tòa nhà ở tầng trệt, ba tầng “văn phòng” đặc biệt này được đề là “đường cao tốc Hanshin”. Bạn không thể đến bất cứ tầng nào mình muốn khi đến tòa nhà này, bởi thang máy sẽ đưa bạn từ tầng 4 “vọt” luôn lên tầng 8!

osaka2

Gate Tower Building là kết quả của một thỏa hiệp bất thường giữa chủ đất và chính phủ Nhật Bản. Theo đó, khu đất này đã bị chiếm đóng bởi một công ty chế biến than và gỗ từ trước thời kỳ Meiji. Tuy nhiên, việc phát triển sang các nguồn nhiên liệu khác đã dẫn đến sự suy thoái của doanh nghiệp này.

Năm 1983, việc tái phát triển của khu vực này đã được quyết định, nhưng giấy phép xây dựng đã bị từ chối vì khi đó, đường cao tốc đã và đang được dự kiến ​​sẽ được xây dựng trên khu đất này. Và thế là đã mất 5 năm để Tập đoàn Đường cao tốc Hanshin đạt được thỏa thuận với chủ khu đất để đưa ra được giải pháp như hiện nay: cho đường cao tốc “chọc xuyên” tòa nhà!

gate_tower_bldg_4_217_40_12_000000

Tại 3 tầng “đặc biệt” của tòa cao ốc văn phòng này …

osaka4

… là một đường cao tốc “phi xuyên qua”!

gate_tower_bldg_6_217_40_23_000000

Cảnh tòa nhà về đêm

Bên cạnh việc thú vị là có đường cao tốc “chạy” trong lòng nhà thì các hoạt động kinh doanh tại tòa nhà này vẫn được diễn ra bình thường. Xung quanh đường cao tốc cũng được thiết kế để tiếng ồn và độ rung không làm ảnh hưởng đến tòa nhà.

Theo An Ninh Tiền Tệ

One thought on ““Tròn mắt” với “cầu xuyên nhà” ở Nhật Bản

Trả lời