“Người vĩnh trú” là người mà không bị bất kì giới hạn trong tư cách lưu trú ở Nhật nào như thời gian cư trú, hoạt động cư trú, vì thế có thể giữ nguyên quốc tịch khi sinh sống lâu dài tại Nhật Bản. Nói cách khác, khác với các tư cách lưu trú khác (quốc tế nhân văn, kĩ thuật, đầu tư kinh doanh,…) tư cách vĩnh trú có thể tự do lựa chọn công việc. Vì thế, so với các tư cách lưu trú khác thì việc cấp tư cách vĩnh trú đòi hỏi phải điều tra một cách thận trọng, những điều kiện như là “có thái độ lương thiện”, “có khả năng duy trì cuộc sống”, “phù hợp, đáp ứng với lợi ích của Nhật Bản” rất quan trọng, yếu tố chủ yếu nhất là là cần phải sinh sống tại Nhật trên 10 năm và đi làm trên 5 năm. (Ở điểm này, xin nhập tịch chỉ yêu cầu thực tế sinh sống trên 5 năm và trên 3 năm đi làm, dễ dàng hơn so với xin tư cách vĩnh trú.)
Ngoài ra, trong trường hợp là vợ (chồng) hay con cái của người Nhật hay người vĩnh trú thì các điều kiện sẽ được nới lỏng hơn.
Các điều kiện để xin cấp phép vĩnh trú
Thái độ lương thiện
+ Không có tiền án tiền sự
+ Nghiêm túc nộp thuế (cần có giấy chứng minh nộp thuế 3 năm trong quá khứ)
+ Sinh sống với tư cách một công dân lương thiện
Có tiềm lực tài chính cho việc sinh sống ở Nhật
+ Thu nhập 3 năm trong quá khứ (giấy chứng minh (thuế khoá) thu nhập)
+ Có tài sản hay có thu nhập (lương bổng) ổn định
+ Có tiền dự trữ, tiền gửi ngân hàng
Có ích với nước Nhật
Có đang tham gia các tổ chức khủng bố hay cầm đầu các tổ chức bạo lực không? (điều kiện bất lợi)
Được nước Nhật Bản biểu dương trong quá khứ (điều kiện có lợi)
Tham gia quyên góp ủng hộ cho các vùng bị thiên tai và nhận được thư cảm ơn (điều kiện có lợi)
Cư trú tại Nhật Bản trên 10 năm, trong đó có trên 5 năm đi làm, có chỗ đứng vững chắc.
Các trường hợp đặc biệt được có thể được cấp tư cách “vĩnh trú” liên quan đến nguyên tắc cư trú tối thiểu 10 năm
Người Nhật hoặc vợ (chồng) của người vĩnh trú, sinh sống cư trú ở Nhật trên 1 năm đồng thời có thời gian kết hôn trên 3 năm. Đối với trẻ em là có thời gian cư trú tại Nhật trên 1 năm.
Người có tư cách cư trú “người định cư”, cư trú tại Nhật Bản liên tục 5 năm trở lên.
Người tị nạn được chấp nhận đã cư trú tại Nhật Bản 5 năm trở lên.
Ngoài ra, có những trường hợp được rút ngắn tương đối, và cũng có những trường hợp có những cống hiến to lớn đến Nhật Bản trên mặt văn hoá thể thao.
Tham khảo tại đường link sau http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyukan_nyukan16.html
Các lợi ích chủ yếu của giấy phép vĩnh trú
+ Không cần phải làm các thủ tục gia hạn thời gian cư trú (vô thời hạn)
+ Được tin tưởng trong cuộc sống xã hội, dễ dàng đăng ký thế chấp nhà cửa
+ Không còn bị giới hạn các hoạt động cư trú, có thể làm hầu hết các công việc
+ Không cần thiết phải thay đổi quốc tịch hiện tại
+ Trong trường hợp tương ứng với lý do bắt buộc rời đi, bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép lưu trú đặc biệt những người đó, ở địa vị có lợi.
Thực chất, khác với việc “nhập tịch” lấy quốc tịch Nhật Bản, người nước ngoài cần liên tục đăng kí, khi đi du lịch nước ngoài và nhận cấp phép tái nhập cảnh, cần phải nộp ảnh hay là dấu vân tay (trừ những trường hợp vĩnh trú đặc biệt)
Vợ/chồng của người Nhật có thể lấy tư cách vĩnh trú một cách vô cùng dễ dàng. Nếu tình cờ trong lúc chưa lấy được tư cách vĩnh trú, quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng dẫn tới li hôn thì cũng có khả năng không thể gia hạn Visa. Ngay cả trong trường hợp Visa làm việc, nếu thất nghiệp thì việc gia hạn Visa cũng trở nên nguy hiểm.
Trong điều kiện có thể lấy được tư cách vĩnh trú, chúng tôi khuyến cáo nên lấy càng sớm càng tốt trong khả năng có thể.
Thủ tục xin cấp tư cách lưu trú vĩnh trú
Tên thủ tục: Xin cấp phép vĩnh trú
Tư cách lưu trú: Vĩnh trú
Thời hạn lưu trú: Vô thời hạn
Đối tượng của thủ tục: Những người nước ngoài có nguyện vọng thay đổi thành tư cách vĩnh trú, hay là những người nước ngoài có nguyện vọng được cấp tư cách vĩnh trú bởi nơi sinh ra.
Các giấy tờ quan trọng
(* Khi được cấp phép vĩnh trú, các tài liệu quan trọng sẽ có những thay đổi lớn phụ thuộc vào tư cách lưu trú và quốc tịch hiện tại. Đó cũng là mục đích chung cuối cùng)
– Những tài liệu cần thiết khi cấp vĩnh trú đối với người là vợ/chồng người Nhật
– Những tài liệu cần thiết khi xin cấp vĩnh trú đối với người định cư
– Những tài liệu cần thiết khi xin cấp vĩnh trú từ Visa tư cách làm việc
– Những tài liệu cần thiết khi xin cấp vĩnh trú từ việc tạm trú gia đình
Nơi nộp đơn Văn phòng quản lý nhập cảnh địa phương quản lý nơi sinh sống hiện tại
Thời gian xử lý: Khoảng 6 tháng
Chú ý:
Khi được cấp phép vĩnh trú, cần có 8000 yên tiền mua tem riêng biệt. (tương đương với lệ phí)
Người có tư cách lưu trú “vợ/chồng của người Nhật (người vĩnh trú)” được miễn các điều kiện sinh kế và điều kiện thái độ.
Kiểm tra cấp phép vĩnh trú sẽ tốn khoảng 6 tháng, do đó cần phải chú ý đến thời hạn lưu trú của tư cách hiện tại.
Kể cả trong khi xin cấp phép vĩnh trú, vẫn cần phải gia hạn tư cách lưu trú (Visa).
Người không đóng thuế sẽ có khả năng cao không được cấp phép, do đó các loại thuế như thuế thị dân nếu có thể thì nên đóng sẵn ngay lập tức. (Phần 3 năm trong quá khứ sẽ trở thành đối tượng)
Đối với trường hợp người cư trú không thông qua pháp luật đang nhận được sự cấp phép đặc biệt, sau đó nếu không có vấn đề gì về thái độ thì cũng có khả năng được cấp phép.
Những kì hạn cư trú quan trọng đối với vĩnh trú ở Nhật Bản
+ Nguyên tắc chung: Trên 10 năm
+ Vợ/chồng của người Nhật: Trên 3 năm sau khi kết hôn
+ Vợ/chồng của người Nhật. Tới Nhật sau khi kết hôn và chung sống ở nước ngoài: Trên 3 năm. Sau khi kết hôn và sống tại Nhật: trên 1 năm
+ Vợ/chồng của người vĩnh trú: Trên 3 năm sau khi kết hôn (giống như với vợ/chồng người Nhật)
+ Con ruột của người Nhật hoặc người vĩnh trú, con nuôi đặc biệt: Cư trú tại Nhật liên tục trên 1 năm
+ Dân tị nạn được chấp nhận: Cư trú tại Nhật liên tục trên 5 năm
+ Người định cư: Định cư 5 năm sau khi được cấp phép định cư
+ Người có nhiều cống hiến đối với Nhật Bản: Trên 5 năm
Chú ý: Về tư cách lưu trú thì cần phải xét lại (trường hợp vợ/chồng người Nhật là 3 năm)
Cho dù sau 3 năm kết hôn nhưng tư cách hiện tại là 1 năm thì cũng không được chấp nhận.
Những trường hợp nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách “du học” và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp thì cần phải có lịch sử lưu trú tại Nhật trên 10 năm và 5 năm sau khi xin cấp Visa làm việc.
Các bước thủ tục
+ Thu thập, dịch và thành lập tài liệu
+ Gửi đơn đến cục xuất nhập cảnh
+ Điều tra bởi bộ trưởng pháp vụ
(Trên thực tế công việc thì sẽ do người của cục xuất nhập cảnh thực hiện)
Có những trường hợp cần những tài liệu bổ sung.
+ Nhận kết quả điều tra
Nguồn: http://office-dragon.net/eizyu.html
Dịch: Nam Kynn