Tuần trước, nhiều nhãn hàng thời trang quốc tế nổi tiếng như H&M, Nike, Adidas, Burberry, Puma… phải đối mặt với một làn sóng tẩy chay từ người tiêu dùng Trung Quốc. Vụ việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada và Liên minh Châu Âu, cùng áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức Trung Quốc, với cáo buộc họ liên quan đến các hoạt động đàn áp nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Trong cuộc họp báo vào ngày 8/4, chủ tịch Uniqlo từ chối bình luận và cho rằng vấn đề cưỡng bức lao động ở Khu tự trị Tân Cương là vấn đề chính trị hơn là vấn đề nhân quyền và nhấn mạnh Uniqlo “trung lập về mặt chính trị”. Sau khi tuyên bố này được đưa ra, ngay ngày hôm sau, giá cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 9/4, giá cổ phiếu của Uniqlo dừng lại ở 87.890 yên, giảm 3090 yên so với ngày hôm trước.
Bên cạnh đó, làn sóng tẩy chay từ phía Trung Quốc đối với các nhãn hàng chỉ trích vấn đề Tân Cương, và từ chối mua bông Tân Cương thì càng ngày càng lan rộng.
Ông Akiko Sato, một luật sư với dày dặn kinh nghiệm về các cuộc tranh luận quốc tế liên quan đến “kinh doanh và nhân quyền,” cho rằng quan điểm không bình luận cho thấy sự thiếu trách nhiệm của Uniqlo trước các vấn đề quốc tế.
Theo Huffington Post, Yahoo News