Văn hóa văn phòng Nhật gây trở ngại việc thu hút nhân tài ngoại quốc

Đăng ngày 07/01/2019 bởi iSenpai

https://cdn.japantimes.2xx.jp/wp-content/uploads/2018/12/n-professionals-a-20190101-870x653.jpg

D:\i-senpai\201901\20190104\n-professionals-a-20190101-870x653.jpg

Ảnh: Các sinh viên nước ngoài đang được phỏng vấn bởi các công ty Nhật trong Hội chợ việc làm được tổ chức tại Tokyo ngày 19/12

Rất nhiều các bạn trẻ từ các nước Châu Á tập trung tại Tokyo tháng trước để tham dự các Hội chợ việc làm. Họ mặc bộ âu phục đen giản dị được xem là “đồng phục” như các sinh viên Nhật khác khi gặp những người sẽ quản lý công việc của mình trong tương lai.

Một số người chia sẻ rằng họ bị thu hút bởi kĩ thuật tiên tiến của Nhật Bản, một số khác lại thích quá trình huấn luyện bài bản và toàn diện ở các công ty Nhật.

Tuy vậy, làm việc ở các công ty Nhật không phải là con đường trải đầy hoa hồng khi đó gắn với đến thói quen làm việc bảo thủ ở đất nước này; bao gồm phong cách quản lý mà đàn ông chiếm thượng phong, hệ thống quan hệ trên dưới cứng nhắc và giờ làm việc quá dài, đôi khi còn dẫn đến những cái chết do quá sức, còn gọi là karoshi.

Wan Hsun Chang, một sinh viên của Đại học Quốc gia Tsing Hua Đài Loan tham dự Hội chơ việc làm cho sinh viên Châu Á ngày 19/12 nói rằng, “Tôi nghĩ phụ nữ không có quyền bình đẳng trong công việc, và đó là điều tôi băn khoăn nhất”. Cô không muốn mình bị phân biệt đối xử bởi là vì “phụ nữ và là người nước ngoài”.

Giữa tình hình kinh tế Nhật Bản đang có xu hướng toàn cầu hóa và lâm vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, nhiều công ty Nhật tìm kiếm các sinh viên mới tốt nghiệp và các chuyên gia đến từ nước ngoài. Nhưng hệ thống nhân sự trọn đời và văn hóa làm việc nhóm của họ chưa đủ sức hấp dẫn.

Theo các chuyên gia tuyển dụng, để có thể thu hút các nhân tài người nước ngoài, cần phải đưa ra được lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và chuẩn mực đánh giá năng lực công bằng.

Chang, một sinh viên sắp tốt nghiệp năm nay và mong muốn tìm kiếm công việc liên quan đến tài chính, cho biết lộ trình nghề nghiệp mơ hồ là điều mà cô lo lắng nhất. Dù vậy với cô, Nhật Bản vẫn là nơi làm việc hấp dẫn bởi các khóa huấn luyện linh hoạt. “Các công ty Nhật đưa ra nhiều chương trình huấn luyện các loại. Nếu tôi muốn học hỏi về tài chính, họ sẽ giúp tôi, điều này ít xảy ra ở các công ty Đài Loan”.

Arish Ojaswi, 23 tuổi, một sinh viên ngành công nghệ thông tin từ Học viện Kỹ thuật Ấn Độ, cũng đến Hội chợ việc làm để tìm kiếm cơ hội. Anh muốn đến Nhật Bản làm việc bởi kĩ thuật tiên tiến của đất nước này. Tuy thế, văn hóa làm việc cứng nhắc là giờ làm việc quá dài vẫn khiến anh lo lắng. Nhưng anh cho biết nhiều công ty mà anh đến phỏng vấn đảm bảo rằng “mọi thứ đã thay đổi nhiều so với trước đây”.

Các công ty tư vấn việc làm cho hay nhu cầu làm việc tại các công ty Nhật của sinh viên nước ngoài tăng cao thời gian gần đây. Neo Career Co., một công ty tư vấn ở Tokyo, bắt đầu giới thiệu các sinh viên Châu Á cho công ty Nhật từ tháng 10/2016.

Go Nakamura, giám đốc bộ phận kinh doanh xuyên biên giới của Neo Career, cho biết, “Ngay cả các công ty có tiếng cũng gặp khó khăn khi thu hút các sinh viên Nhật, họ phải cố gắng cho các chiến dịch tuyển dụng. Chúng tôi có thể giúp họ tìm người lao động nước ngoài phù hợp”. Anh còn cung cấp thông tin rằng có khoảng 2100 người nước ngoài tìm được việc ở 400 công ty Nhật. Nhiều trong số đó đến từ Hàn Quốc và Đài Loan, họ còn có thể học tiếng Nhật rất nhanh. Nakamura còn nói rằng các nhân viên người nước ngoài bất mãn khi họ không được đánh giá năng lực một cách công bằng, ngay cả khi họ xuất sắc trong công việc họ vẫn không được thăng chức.

Miwa Funaki, trưởng bộ phận việc làm tại Pasona, cho hay nhiều công ty đang ở giai đoạn chuyển biến trong hệ thống nhân sự. Các công ty có tỉ lệ nhân viên nước ngoài bỏ việc thấp thường có hệ thống đánh giá năng lực công bằng. “Tôi nghĩ nhân viên nước ngoài có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn nhân viên Nhật khi mà họ cảm thấy công sức của họ không được đánh giá thỏa đáng”.

Takashi Suzuki, chuyên gia tư vấn nhân sự của Viện nghiên cứu Mizuho, cho rằng, “Các công ty Nhật được cho là mất nhiều thời gian để quyết định các ứng cử viên quản lý tương lai. Nhiều trường hợp nhân viên không biết mình có được thăng lên chức quản lý bộ phận không cho đến tuổi 40”.

Nhiều công ty Nhật áp dụng quá trình chọn lọc kéo dài như vậy bởi họ ít khi giáng chức nhân viên, trừ khi họ phạm các lỗi như tham ô, biển thủ, quấy rối tình dục hay lạm dụng chức quyền. Anh Suzuki nói, “Các công ty Nhật cảm thấy khó khăn khi giáng chức nhân viên, cho nên họ cần phải chắc chắn rằng mình chọn đúng người cho vị trí quản lý”.  Anh còn cho biết mức lương dựa theo độ tuổi và hệ thống quản lý nhân sự thế này vẫn còn ăn sâu bén rể ở nhiều công ty Nhật. Anh nói rằng hệ thống trên dưới tốt hay xấu không phải là vấn đề. Nếu công ty tuyên bố rõ ràng phương châm của mình cùng với hợp đồng làm việc suốt đời, và nhân viên hiểu rõ điều đó thì đó cũng là một chiến lược tốt.

Masato Sampei, CEO của ‘Asia to Japan’, người đã từng giới thiệu các sinh viên học ngành khoa học từ các nước Châu Á khác, cho hay nhiều sinh viên nước ngoài xem việc đảm bảo nghề nghiệp là một điểm hấp dẫn của các công ty Nhật. Nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng Nhật Bản nên cải tổ văn hóa nhân sự và thuê mướn nếu muốn thu hút các nhân tài từ nước ngoài, ngay cả đối với giới trẻ Nhật cũng vậy.

Sampei phát biểu, “Tôi nghĩ môi trường làm việc phù hợp với người nước ngoài thì cũng sẽ phù hợp với người Nhật”. Trong khi các chuyên gia đưa ra khuyến cáo các công ty Nhật chậm thay đổi thì một số công ty đã tự mình chuyển đổi, bởi vì đó là chiến lược sống còn. Toyota Research Institute-Advanced Development Inc. (TRI-AD), một công ty ở Tokyo với trọng tâm nghiên cứu về kĩ thuật lái xe tự động, được thành lập tháng 3 năm ngoái, trực thuộc tập đoàn Toyota là một ví dụ.

Naoko Sugiyama, trưởng bộ phận nhân sự của TRI-AD cho hay, tuy Toyota là công ty sản xuất xe ô tô thành công nhất Nhật Bản, nhưng hệ thống nhân sự từ ban đầu là thiết kế cho nhân viên của xưởng sản xuất ở Aichi, cho nên khá bảo thủ và không thu hút được các kĩ sư nước ngoài, những người có kĩ thuật cao và kiến thức sâu rộng về kĩ thuật tiên tiến.

Khi công ty muốn chiêu mộ cũng chuyên gia về trí tuệ nhân tạo từ các nước khác mới phát hiện ra rằng mình phải cạnh trạnh với các những gã khổng lồ về IT khác trên thế giới. Sugiyama nói, “Chúng tôi muốn tạo nên một kế thống nhân sự và phong cách làm việc đa dạng như các công ty ở thung lung Silicon, bởi vậy, tốt nhất là thành lập một công ty mới”.

TRI-AD bắt đầu với 300 kĩ sư, chủ yếu là từ Toyota, nhưng đặt mục tiêu đạt đến con số 1000. Sugiyama cho biết TRI-AD không áp dụng chế độ trên dưới truyền thống mà thay vào đó mức lương được quyết định dựa vào kĩ năng, kinh nghiệm và nền tảng giáo dục. Với văn phòng chuẩn bị mở tại Nihonbashi, các kĩ sư không cần phải nghiêm chỉnh đi làm đúng giờ, họ có thể làm việc tại nhà. Một điểm nữa là công ty không yêu cầu kĩ năng tiếng Nhật.“Chúng tôi muốn phát huy những điểm mạnh của văn hóa làm việc Nhật Bản, như làm việc nhóm và chương trình huấn luyện nhân viên”.

Tuy vậy, việc xây dựng một văn hóa công việc hoàn toàn khác với những gì Toyota áp dụng bao năm nay không phải là điều dễ dàng. Sugiyama thừa nhận điều này hoàn toàn mới đối với công ty chế tạo ô tô. “Chúng tôi không dám chắc mình sẽ suôn sẻ và thành công tạo ra một hệ thống mới chỉ bằng bắt chước phong cách nước ngoài, vì vậy chúng tôi sẽ phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm và vấp ngã. Tôi nói với các nhân viên của mình rằng quan trọng là phải thử trước đã, dù thế nào đi nữa.”

Theo Japan Times

Trả lời