Cho tới năm 2055, dân số Nhật được ước tính cứ 5 người thì sẽ có 2 người hơn 65 tuổi. Thủ tướng Shinzo Abe đã từng phát biểu về việc muốn đảo ngược xu hướng dân số già hóa này và cải thiện tình hình của giới trẻ. Thế nhưng chính quyền dường như vẫn giữ thái độ dửng dưng với nhu cầu của những sinh viên tốt nghiệp cấp 3 hay đại học muốn sống tự lập nhưng vấp phải nhiều khó khăn.
Ông Shun Otokita, 31 tuổi, người vừa đắc cử vào hội đồng thành phố Tokyo năm 2013 cho biết: “Nhật Bản không hề đầu tư cho thế hệ trẻ, không có bất kì ban ngành nào ủng hộ hay giúp đỡ cho thế hệ này”. Otokita nằm trong Ủy ban Nước Nhật vững mạnh, bao gồm những người cùng chí hướng nhằm thiết lập lại sự tham gia của những người trẻ tuổi trong bộ máy chính trị.
Năm ngoái, Nhật Bản đã cho hạ độ tuổi bầu cử từ 20 xuống 18 tuổi. Chính phủ đã nói về động thái này là lần đầu tiên kể từ năm 1945 có 1 hành động khuyến khích thanh niên đi bầu cử. Thư kí chủ tịch nội các Yoshihide Suga đã phát biểu rằng đó là một sự thay đổi đáng kể và sẽ cho phép thế hệ trẻ có thể phản ánh tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn trong nền chính trị.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát vẫn cho rằng sự thay đổi đó chỉ mang tới những ảnh hưởng rất nhỏ tới số lượng thanh niên, những người vốn chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong bộ phận cử tri.
Nói về sự thờ ơ của chính phủ đối với những hành động của những người trẻ có chủ trương theo con đường chính trị, đặc biệt là phe cánh tả. Theo giáo sư Koichi Nakano chuyên ngành chính trị của đại học Sophia Tokyo, việc giảm độ tuổi bầu cử mang tính tượng trưng lớn đã minh chứng một cách hùng hồn cho những giới hạn về những việc mà những tổ chức như nhóm SEALD (Students Emergency Action for Liberal Democracy) và những nhóm thuộc phe cánh tả khác có thể hoàn thành. Thời đại chính trị hoàng kim của họ có thể sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn do sự vươn lên của phe cánh hữu những người ủng hộ Internet (uyoku). Trong suy nghĩ của Nakano, sự xuất hiện được yêu quý của mạng lưới uyoku đã củng cố chỗ đứng chính trị cho phe bảo thủ cũng như khiến những nhà lập pháp càng dễ dàng bộc lộ những niềm tin cực đoan của họ.
“Một vài nhân vật thuộc phe cánh hữu thậm chí còn có suy nghĩ rằng, bằng cách tận dụng thực tế rằng bộ phận thanh niên được trao quyền bầu cử nằm trong độ tuổi đi học, có thể sẽ mang lại nhiều áp lực hơn cho những giáo viên và giáo sư đại học khi phải giữ thái độ trung lập khi đứng lớp, cũng có nghĩa, theo như lời Nakano thì họ sẽ không được cởi mở với những nhận xét về chính quyền.
Thành kiến về chính trị trong học đường tuy vậy không phải là những gì mà sinh viên lo lắng. Theo như nhà nhân loại học David Slater của đại học Sopia Tokyo, hệ thống giáo dục của Nhật hoạt động dựa trên sự phân biệt về tài sản, từ cấp trung học tới khi trưởng thành. Mặc dù sinh viên hầu hết đều xuất sắc vượt trội về ngôn ngữ và tính toán, Slater cho rằng sự cân bằng này là không đáng kể về lâu dài bởi vì vai trò chính thuộc về juku (lò luyện thi) trong việc đảm bảo sự thành công trong những kì thi mang tính quyết định trong cuộc đời như thi vào cấp 3 hay đại học. Việc cho con đi học tại các lò luyện thi tốn kém rất nhiều thời gian và cả tiền bạc để có được kết quả như ý, và nó thậm chí còn phổ biến hơn tại các đô thị lớn nơi giá bất động sản rất cao. Những yếu tố này kết hợp với nhau khiến cho những sinh viên có xuất thân tốt hơn sẽ có dễ dàng tới những học viện có thể tỷ lệ đậu vào các trường đại học tốt cao và cơ hội việc làm nhiều hơn.
Tuy tương lai của nền kinh tế Nhật đang không mấy xán lạn – sự dao động của những quy chuẩn giáo dục, sự chậm lại của khả năng thanh toán tiền mặt cùng với tiềm năng kiếm lời trên mỗi cá nhân – vẫn có những nền tảng để có thể vực dậy trở lại.
“Nói một cách khái quát, Nhật Bản không gỡ bỏ bất kì một lợi ích phúc lợi xã hội nào nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động.” – Jacob Edberg, quản lí điều hành của GR Nhật Bản, một hãng quan hệ chính quyền hàng đầu tại Nhật, cho hay.
Dù những lao động Nhật Bản rất thiếu sự sáng tạo nhưng theo Edberg thì họ vẫn có năng suất làm việc và sản xuất rất cao. Ông này có ý kiến rằng chỉ một yếu tố như sự linh hoạt của lao động được tăng lên cũng có thể mang lại lợi ích cho cả công ty lẫn nhân công. Những công ty, đặc biệt là những công ty quốc tế có đảm bảo việc đào tạo trong công việc cũng như đưa ra những lợi ích mang tính cạnh tranh cho người làm, đều có thể mang tới những kết quả khả quan cho thực trạng thừa mứa lao động cổ-cồn-xanh trong khối văn phòng Nhật. Ông tin rằng điều này sẽ giúp họ có thể đáp ứng những yêu cầu rất cao của người tiêu dùng nước này.
Một nghiên cứu năm 2010 của Mc Kinsey chỉ ra rằng, không còn như những thập kỷ trước khi người tiêu dùng Nhật chỉ quan tâm tới giá trị về chất lượng và tính tiện dụng, thế hệ những người tiêu dùng mới thực sự là những người săn hàng giá rẻ thực sự hiểu biết về việc tận dụng Internet, đó là những người mà dù mua sắm trong thế giới thực cũng sẽ ưu tiên lui tới những trung tâm mua sắm hoặc những cửa hàng có cá tính đặc biệt hơn là những khu thương mại đắt đỏ.
“Một thay đổi đầy hứa hẹn nữa là sự lưu tâm của chính quyền về việc tạo điều kiện cho nữ giới tại nơi làm việc” – Edberg nói thêm. Một nửa số nhân viên của GR Nhật Bản là nữ. Nếu những nơi khác đều theo xu hướng này thì sự ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Nhật sẽ rất đáng kể. Vào năm 2014, Goldman Sachs đã ước tính về chiến dịch nữ giới hóa nền kinh tế của ông Abe đã đẩy tỉ lệ lao động nữ trên lao động nam của nước này từ 62.5% của năm 2013 lên 80.6%, giúp GDP năm đó của Nhật tăng trưởng gần 13%.
Dù nữ lao động Nhật có thể vượt qua những khoảng cách về lương theo giới tính cũng như sự bất công trong những cơ hội nghề nghiệp để “lăn lộn” tại công sở hay không thì trưởng phòng quản lý hoạt động của Facebook Sheryl Sandberg cũng cho rằng họ vẫn phải duy trì thực tại không ổn định. Tuy nhiên những phân tích của Goldman Sachs lại chỉ ra dù chỉ một bước tiến nhỏ cũng có thể làm nên sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế cũng như làm dịch chuyển mô hình tiêu thụ của Nhật Bản sau những thay đổi đáng kể mà họ đã áp dụng.
Ngoài những công ty tăng phần chú trọng vào Internet để tận dụng lợi thế của phần lớn những cư dân thích mua sắm trên mạng, “một vài doanh nghiệp thành công của Nhật đã tồn tại lâu đời và những công ty đã thành danh thì vẫn tiếp tục đổi mới chính mình và ngày càng lớn mạnh”, Trond Varlid, giám đốc kế hoạch cho Cuộc cạnh tranh mở rộng thị trường Nhật Bản (Japan Market Expansion Competition – JMEC) cho hay. Trong 22 năm vừa qua, JMEC đã có sự đào tạo kinh doanh thực tế để học hỏi kinh nghiệm từ những người chuyên nghiệp từng trải trong công việc tại Nhật, cũng như lập các đề án kinh doanh cho đầu vào của thị trường cũng như việc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nước này.
Do đó, Varlid nhận được sự khuyến khích của ngài Abe đối với việc tái kiến thiết cấu trúc để tạo nên sự khuếch đại cho công việc kinh doanh trong nền kinh tế lớn của đất nước.
“Trong suốt 10 năm, rất nhiều công ty khởi nghiệp ở Nhật đã đến với sàn chứng khoán Tokyo Mothers Index để phát triển cũng như phát hành cổ phiếu”. Varlid cũng nói thêm, “Tại thời điểm này những nhà điều hành của các tập đoàn lớn như Hiroshi Mikitani của Rakuten, Masayoshi Son của Softbank, và Joi Ito của phòng nghiên cứu tiện ích MIT chắc chắn là những nhân vật truyền cảm hứng lớn cho thế hệ người trẻ mới.”
Steve Burson, chủ tịch công ty tư vấn H&R, đã đưa ra vài lời cảnh báo về thời gian cần để có được thành công sau khi khởi nghiệp tại đây. “Nhật Bản là một đất nước đầy thử thách khi xét về khía cạnh toàn cầu hóa, thời gian gây dựng nên niềm tin cần thiết trước khi gặt hái được thành công sẽ không chỉ là 1 vài năm, nó có thể cần tới 5-10 năm.”
“Tập quán đưa ra quyết định chậm mà chắc của người Nhật đã tạo ra nhiều thử thách khi hội nhập vào môi trường thế giới đang chuyển biến quá nhanh này.” Burson nói thêm.
Vậy viễn cảnh nào cho những nhân viên thuộc về số đông của Nhật?
“Đối với những nhân viên không thể giữ guồng làm việc trong môi trường toàn cầu bằng việc du học hay làm việc cho những công ty đa quốc gia, tương lai của họ cũng không hẳn quá ảm đạm.” – ý kiến của ông Seiichiro Iwasawa, một nhà kinh tế học hành vi được đào tạo từ Havard, hiện đang là giáo sư tại đại học Nagoya ngành Kinh doanh Thương mại. “Nếu những người trẻ có thể trở thành những thành viên tạo nhiều lợi ích cho cộng đồng, nước Nhật sẽ tạo ra thị trường cho họ.”
Dịch: Phương Tú
Nguồn: Japan Today