1. Số ngày được nghỉ phép
Các chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ cho người lao động làm việc trên 6 tháng được nghỉ phép. Nếu trường hợp người làm bán thời gian đáp ứng đủ các điều kiện thì cũng được phép hưởng chế độ tương tự tuy rằng số ngày nghỉ khác nhau. Bạn đã nắm được mình sẽ được nghỉ phép bao nhiêu ngày chưa?
a. Với những người lao động bình thường
Những người lao động đã làm việc trên 6 tháng, và thời gian đi làm trên 80% thì có thể được nghỉ phép tối thiểu là 10 ngày. Sau đó cứ 1 năm, số ngày nghỉ phép sẽ được tăng lên.
Số năm làm việc liên tục |
0.5 |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
4.5 |
5.5 |
Trên 6.5 năm |
Số ngày nghỉ phép |
10 |
11 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
b. Trường hợp lao động bán thời gian
Những lao động làm bán thời gian với thời gian làm việc dưới 30 giờ/ tuần, số ngày nghỉ phép được chia làm 4 bậc theo số ngày làm việc. Đối với những đối tượng có thời gian làm việc trên 6 tháng, và đi làm trên 80% thời gian thì số năm làm việc tăng lên đồng nghĩa với số ngày nghỉ phép cũng tăng lên, tương tự như những người lao động bình thường.
Thời gian làm việc 4 ngày/ tuần, hoặc 169- 216 ngày/ năm
Số năm làm việc liên tục |
0.5 |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
4.5 |
5.5 |
Trên 6.5 năm |
Số ngày nghỉ phép |
7 |
8 |
9 |
10 |
12 |
13 |
15 |
Thời gian làm việc 3 ngày/ tuần, hoặc 121- 168 ngày/ năm
Số năm làm việc liên tục |
0.5 |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
4.5 |
5.5 |
Trên 6.5 năm |
Số ngày nghỉ phép |
5 |
6 |
6 |
8 |
9 |
10 |
11 |
Thời gian làm việc 2 ngày/ tuần, hoặc 73- 120 ngày/ năm
Số năm làm việc liên tục |
0.5 |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
4.5 |
5.5 |
Trên 6.5 năm |
Số ngày nghỉ phép |
3 |
4 |
4 |
5 |
6 |
6 |
7 |
Thời gian làm việc 1 ngày/ tuần, hoặc 48- 72 ngày/ năm
Số năm làm việc liên tục |
0.5 |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
Trên 4.5 năm |
Số ngày nghỉ phép |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
Nếu không sử dụng hết ngày nghỉ phép trong 1 năm thì được phép cộng dồn sang năm thứ 2. Ví dụ nếu năm đầu tiên bạn được phép nghỉ 10 ngày nhưng chỉ sử dụng hết 5 ngày, thì 5 ngày còn lại sẽ được phép cộng dồn sang năm thứ 2. Nếu thời gian quá 2 năm, thì những ngày chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ.
Chế độ nghỉ phép được lập ra với mục đích bảo vệ sức khỏe cho người lao động, là quyền lợi của người lao động. Tiền lương của những ngày nghỉ được bảo hiểm chi trả nên khác với nghỉ làm (欠勤).
Trong Luật Tiêu chuẩn lao động đã quy định: “Trừ khi làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thì chủ lao động bắt buộc phải trả lương cho những ngày nghỉ mà người lao động đã yêu cầu”, và “Chủ sử dụng lao động không được phép từ chối khi người lao động có nguyện vọng xin nghỉ phép”.
2. Những quy tắc ứng xử cần biết khi xin nghỉ phép
Mặc dù nghỉ phép có lương là quyền lợi đương nhiên của người lao động, tuy nhiên, không phải xin được nghỉ phép đã là thắng lợi. Trong một công ty, ngoài lúc làm việc thì cũng có những quy tắc trong việc xin nghỉ phép. Đặc biệt là những người mới vào làm công ty, vẫn chưa đảm đang được toàn bộ công việc vậy nên cần chú trọng đến cách xin nghỉ phép.
Xếp lịch nghỉ phép sau cấp trên và tiền bối
Ở nhiều doanh nghiệp, khi tới mùa hè từng người sẽ nộp danh sách những ngày muốn nghỉ phép, sau đó công ty sẽ sắp xếp. Cũng có những nơi mọi người sẽ viết vào một bảng chung.
Nếu bạn là nhân viên mới thì nên quyết định ngày nghỉ sau khi cấp trên và senpai đã quyết định. Việc này để phòng trừ trường hợp ngày nghỉ bị chồng chéo dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng, cũng để khi mình nghỉ thì cấp trên và senpai có thể giúp đỡ công việc của mình. Đồng thời, khi nhường trước cho cấp trên và senpai thì sẽ đem lại hảo cảm cho bạn.
Cũng có những công ty sẽ đề cử ngày nghỉ phép trong 1 tháng. Tuy nói là thế nhưng dù là nhân viên mới bạn có thể thoải mái xin nghỉ nhưng tốt hơn hết nên hỏi ý kiên cấp trên và senpai trước khi nghỉ ít nhất 1 tuần.
Tránh những lúc công ty bận rộn
Hầu hết các công việc đều có thời gian thời gian nhàn rỗi và thời gian bận rộn, đặc biệt khi sắp đến deadline hoặc sự kiện của công ty. Mặc dù việc xin nghỉ phép là tự do của từng người nhưng tránh xin nghỉ khi công ty đang bận rộn là một trong những văn hóa doanh nghiệp quan trọng. Vậy nên hiểu rõ công ty mình thời điểm nào là bận rộn sẽ rất quan trọng đó!
Tùy vào từng phòng ban, khi nộp đơn nghỉ phép cũng có cấp trên sẽ hỏi bạn xem có thể đổi ngày khác không. Đó là “Quyền thay đổi thời gian” của công ty, quyền này sẽ được sử dụng khi việc nghỉ phép có khả năng làm ảnh hưởng đến công ty.
Sắp xếp công việc trước khi nghỉ 2 đến 3 ngày
Khi có ý định nghỉ, bạn nên báo trước cho cấp trên ít nhất 1 tuần, nộp đơn trước từ 2- 3 ngày để tiện sắp xếp công việc. Nếu báo quá sát ngay trước ngày nghỉ, công ty sẽ trở nên bị động, không thể sắp xếp người làm thay bạn được. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi trước ý kiến của senpai xem, “Em nghỉ từ ngày xx đến ngày xx có ổn không ạ?”, nếu senpai đồng ý thì lúc ấy hãy báo lên cấp trên.
Suy nghĩ cách ứng phó trong kỳ nghỉ
Tuy rằng đang trong kỳ nghỉ nhưng không phải bạn sẽ hoàn toàn không động đến công việc. Hãy chuẩn bị trước, suy nghĩ các cách ứng phó để tránh gây phiền hà cho đồng nghiệp ở công ty.
Ưu tiên khách hàng
Trong làm ăn thì khách hàng luôn là người được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Rất có khả năng khách hàng sẽ liên hệ trong kỳ nghỉ, vậy nên hãy ghi chú lại những mục mà bạn đang trao đổi với khách hàng.
Báo trước cho khách hàng về nghỉ phép
Khi đã xin được nghỉ phép, bạn nên thông báo cho đối tác rằng mình sẽ nghỉ từ bao giờ đến bao giờ, người sẽ thay bạn đảm nhận công việc trong thời gian đó là ai, và cách thức liên lạc với người đó. Tránh trường hợp khi khách hàng liên hệ lại nhận được thông báo bạn đang nghỉ, khiến cho đánh giá về dịch vụ của bạn kém chất lượng.
Nhất định phải cảm ơn mọi người sau kỳ nghỉ phép
Sau một kỳ nghỉ thoải mái, bạn như được nạp lại năng lượng thì đây là điều không được phép quên. Trong thời gian nghỉ phép thì mọi người đều đã giúp đỡ lẫn nhau rất nhiều, vì thế điều đầu tiên bạn nên đến cảm ơn cấp trên và đồng nghiệp đã thay bạn đảm nhận công việc trong thời gian nghỉ. Điều này sẽ quyết định kỳ nghỉ phép tiếp theo của bạn có dễ dàng hay không đấy!
Chúc bạn xin nghỉ phép thuận lợi và có kỳ nghỉ thoải mái nhé!