Cải cách giáo dục ở Nhật Bản – Được hay là mất?

Đăng ngày 24/12/2014 bởi iSenpai

Khi các trường công của Nhật Bản chuẩn bị đưa vào một chương trình giảng dạy cải cách, họ phải cố gắng giải quyết một vấn đề, đó là: Liệu hệ thống giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản có thể thực sự đạt yêu cầu hơn khi mà chương trình giảng dạy bị cắt giảm?

Ở Nhật Bản, năm học được bắt đầu vào tháng 4, thì học sinh cấp 1 và cấp 2 sẽ không phải lên lớp vào ngày thứ 7 nữa. Các trường sẽ cắt giảm chương trình giảng dạy (khối lượng kiến thức) ở các môn như Toán, Tiếng Nhật khoảng 30% mỗi năm, nhằm để học sinh có thể hiểu tốt hơn những gì mà chúng học.

Chính phủ Nhật tiến hành cải cách GD vì cho rằng chương trình hiện nay tập trung quá nhiều vào việc truyền đạt cho học sinh phương pháp học tập truyền thống mà ít quan tâm đến việc phát huy khả năng tự học của HS, mà điều này rất cần trong một xã hội hậu công nghiệp như Nhật Bản. Vì vậy, trong khi chương trình mới cắt giảm thời lượng một số môn học truyền thống thì lại thêm vào một lớp mới gọi là “một giai đoạn của chương trình nghiên cứu toàn diện”. Chương trình này cho phép giáo viên có thể tự đưa ra bất kỳ một chủ đề nào mà họ cho rằng nó có thể tạo ra một không khí học tập sinh động trong học sinh và phát triển một khả năng tự học và tư duy của học sinh.

Chương trình giáo dục đổi mới lần này được các chủ doanh nghiệp cổ vũ, vì họ cho rằng, vào thời điểm kinh tế Nhật Bản bị suy thoái hiện nay thì rất cần những người thợ có đầu óc sáng tạo, những người tự nghĩ ra những giải pháp phát triển cho chính mình. Đó là lời nhận xét của ông Kakutano, chủ tịch tập đoàn IBM khu vực châu á – Thái Bình Dương, là chuyên gia giáo dục của Nhật Bản.
Ngược lại, chương trình cải cách giáo dục này làm nhiều nhà giáo dục và phụ huynh học sinh lo ngại, vì họ cho rằng chương trình bị cắt xén đã không kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, mà ngược lại. Ông Takehiko – giáo sư của trường Đại học Tokyo và là tác giả của cuốn “Sự ảo tưởng của chương trình cải cách” đã nhận xét trong suốt thập kỷ qua, các trường đã cắt giảm chương trình giảng dạy của mình và đã dần dần bỏ qua phương pháp giáo dục truyền thống (giáo viên truyền đạt – học sinh tiếp thu). Nhưng điều đó đã không làm cho học sinh giỏi hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: Học sinh cấp 1 và cấp 2 có điểm số thấp hơn với học sinh cùng cấp cách đây 13 năm, khi kiểm tra những câu hỏi trắc nghiệm như nhau. Ông Takehilo nói tiếp: “Các giáo viên thường né tránh vì sợ bị cho là quá nghiêm khắc, bởi vì họ nghĩ rằng sự nghiêm túc chẳng khác nào là mang lại sự ức chế. Cho nên, kết quả là giáo viên thực sự rất ít quan tâm tới việc giúp cho học sinh hiểu những gì mà họ học”.

Để bảo vệ quan điểm của mình, Bộ Giáo dục khoa học thể thao, văn hoá – cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về chương trình cải cách trước Chính phủ Nhật Bản – biện luận rằng, chương trình cải cách này sẽ không tạo ra những học sinh ngớ ngẩn. Nhưng nhìn cân bằng sự phản ứng từ phía giáo viên và phụ huynh học sinh lo ngại về kết quả học tập thấp kém, thì gần đây cơ quan này đã nhấn mạnh rằng giáo viên được tự do dạy chương trình mà có thể còn nhiều hơn chương trình cơ bản, nếu như học sinh có thể nắm bắt được và nhà trường được khuyến khích cho nhiều bài tập về nhà và tổ chức nhiều lớp học thêm.

Những điều còn đang bàn cãi là liệu “mỗi giai đoạn của chương trình nghiên cứu toàn diện” có thực sự biến những học sinh Nhật Bản thành những học sinh có khả năng sáng tạo hay không. Cho nên, nhiều giáo viên đã nhanh chí tự đưa ra những vấn đề kích thích khả năng sáng tạo kể từ khi không có sách bài khoá và có ít sách hướng dẫn.

Vì vậy, để đi tìm những mô hình cho những lớp học mới, hàng ngàn giáo viên gần đây đã đổ xô về trường cấp 1 Negishi ở phía Bắc Tokyo, trường này đã thử nghiệm “một giai đoạn của chương trình nghiên cứu toàn diện” trong 3 năm qua. Trong năm đầu tiên, giáo viên tập trung vào việc cho phép học sinh tự do suy nghĩ theo ý thích của mình. Giáo viên ít quan tâm đến việc giúp cho học sinh có định hướng đầy đủ.

Theo ông Kojma – hội trưởng trường Negishi – thì: Cần phải mất thêm 2 năm nữa trường Negishi mới có thể phát triển và cần có hướng dẫn phù hợp với chương trình.

Theo báo Giáo dục và Thời Đại

Trả lời