Mẹo xin việc ở Nhật: Lập chiến lược phỏng vấn xin việc thành công

Đăng ngày 14/08/2017 bởi iSenpai

Cái gọi là chiến lược chính là “điều muốn làm” và “điều có thể làm được”. Bạn cần chuẩn bị xem điều bạn muốn làm có kết nối với công việc mà công ty đó đang tuyển hay không.

Một chiến lước cố định sẽ không tạo nên sự đột phá

Dành cho những bạn sắp đi phỏng vấn, bạn luôn dùng một bài tự giới thiệu cho mọi buổi phỏng vấn phải không? Nếu là như vậy thì sẽ không ổn lắm. Nếu bạn đi phỏng vấn thì chiến lược tốt không phải buổi phỏng vấn nào cũng giống nhau đâu. Phỏng vấn cũng cần chiến lược, đương nhiên là tùy theo công ty phỏng vấn mà chiến lược cũng sẽ khác nhau. Tóm lại, nếu bạn không có chiến lược phù hợp với công ty phỏng vấn thì hoàn toàn không thể vượt qua vòng phỏng vấn được. Bài viết này sẽ là một bài học về cách thành lập “chiến lược vượt qua vòng phỏng vấn” của các công ty! 

ダウンロード (65)

Tuyệt đối không học theo những buổi phỏng vấn mẫu
Điều đầu tiên bạn cần phải nhớ là “Chiến lược phỏng vấn sẽ khác nhau tùy theo công ty”. Ví dụ, bạn từng thử phỏng vấn trong buổi hướng dẫn xin việc ở trường đại học. Những điều nên học trong buổi phỏng vấn thử đó là gì? Đó không phải là “tự giới thiệu bản thân”. Qua những buổi phỏng vấn thử bạn sẽ học được những điều cực kì căn bản của phỏng vấn (điệu bộ, cách nói năng, biểu cảm) cho đến việc chuẩn bị tâm lý. Vì chiến lược vượt qua vòng phỏng vấn mà cốt lõi là tự giới thiệu bản thân, sẽ khác nhau tùy vào công ty.

Có 2 điều bạn sẽ không học được ở buổi phỏng vấn thử. Điều thứ nhất là “Không truyền được lòng nhiệt tình đến người phỏng vấn trong buổi phỏng vấn thử”. Lòng nhiệt tình là một phần cốt lõi trong một buổi phỏng vấn. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn không giả định trước một công ty phỏng vấn thì đương nhiên bạn sẽ không sinh ra thành ý trong đó, nên bạn cũng sẽ không truyền tải được đến cho đối phương. Như vậy người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn là người “không có thành ý” và không tuyển dụng bạn. Điều thứ hai là “Nhu cầu nhân sự cũng sẽ khác nhau tùy theo công ty”. Điều này là đương nhiên. Giả sử có một người lúc nào cũng sử dụng cùng một bài tự giới thiệu bản thân thì sẽ là một sai lầm lớn. Lúc người phỏng vấn nhận thấy điều đó, nhất định họ sẽ nghĩ rằng “người này không có khả năng giao tiếp cũng như không có kế hoạch”. Nếu bị cho rằng “suy nghĩ thật đơn điệu ” thì coi như thất bại.

Do đó buổi phỏng vấn thử sẽ không có ý nghĩa luyện tập thật sự nếu bạn không giả định đấy là công ty bạn muốn vào. Chính vì thế trong phương pháp sẽ nói đến, đề ra “chiến lược đột phá phỏng vấn”, tiến hành “phỏng vấn thử – thật”, là điều cần cho các bạn.

img_01

Chiến lược bắt đầu từ việc nghĩ xem bạn sẽ bị hỏi gì trong buổi phỏng vấn

Trước hết, hãy cùng nghĩ xem người ta sẽ hỏi gì khi phỏng vấn.

Trường hợp chuyển việc sẽ là ba điều sau:

  1. Lý do nghỉ công ty cũ (hoặc là suy nghĩ đến việc nghỉ)
  2. Việc bạn muốn làm
  3. Việc bạn có thể làm

Ngoài ra cũng có những câu hỏi như bạn muốn mức lương bao nhiêu, làm thêm giờ có được không, nhưng phần lớn đều tập trung vào 3 câu này.

Nếu là tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp thì sẽ là 3 câu sau.

  1. Tính cách bản thân (khả năng giao tiếp)
  2. Điều bản thân muốn làm (Động cơ xin việc)
  3. Điều bản thân có thể làm (Tự giới thiệu bản thân)

Điều thứ nhất là năng lực cần có khi làm việc. Người ta sẽ kiểm tra mọi điểm, từ biểu cảm, tư thế, cách nói năng cho đến độ lớn của giọng, sự đồng bộ của của cơ thể và cánh tay, khả năng trả lời vấn đề xác định, và cả thành ý của bạn. Người phỏng vấn sẽ đoán được những điều này khi phỏng vấn là đương nhiên, ngoài ra còn từ cách trả lời điện thoại, nội dung của sơ yếu lí lịch và cả từ chữ viết của bạn.

Tóm lại, muốn thành lập chiến lược cần có hai điều sau

  1. Điều bản thân muốn làm (Lý do xin việc)
  2. Điều bản thân có thể làm (Tự giới thiệu bản thân)

Hãy cùng nhau suy nghĩ về từng chiến lược.

Nghĩ xem điều bạn muốn làm có phải là công việc mà công ty đó đang cần không

Đương nhiên bạn cần chỉ ra được “vì điều tôi muốn làm ở công ty này nên tôi muốn xin vào đây”.

Bạn cũng nên tham khảo xem “Công ty này muốn những sinh viên mới tốt nghiệp làm những công việc nào?”, đây là điều tất yếu.

Công ty không tuyển người tình nguyện. Sẽ có những công việc mà họ muốn sinh viên mới tốt nghiệp làm trước để nâng cao lợi ích của công ty. Nếu bạn không tìm hiểu trước rốt cuộc đó là công việc gì thì bạn sẽ nói lý do xin việc không phù hợp, thì người phỏng vấn bạn cũng sẽ không chọn bạn.

Sinh viên: Tôi muốn làm công việc lên kế hoạch du lịch trong nước.
Người phỏng vấn: Công ty chúng ta chuyên về du lịch nước ngoài.
Sinh viên: …

Bạn phải thực hiện việc nghiên cứu doanh nghiệp thật triệt để.

Sinh viên: Tôi muốn trở thành internet producer.
Người phòng vấn: Bạn muốn lên kế hoạch cho trang web hay dịch vụ nào?
Sinh viên:…

Cũng không được để câu chuyện như thế này. Nếu bạn nói về điều mình muốn làm, chắc chắn sẽ bị hỏi về ý tưởng cụ thể, nếu bạn không nghĩ ra sẽ rất xấu hổ. Thêm nữa dù cho bạn có nghĩ ra ý tưởng, bạn cũng nên tìm kiếm xem liệu ý tưởng đó có thể dùng trong thực tế được không.

Sinh viên: Tôi muốn tham gia lên kế hoạch về tạp chí mới, như những gì anh Yamada đã nói trong buổi giới thiệu công ty
Người phỏng vấn: Nếu bạn có khả năng lập kế hoạch cho tạp chí mới, vậy bạn định làm gì để giống
như Yamada công ty tôi?

Sinh viên:…

Cũng không nên biến câu chuyện thành thế này. Những đàn anh xuất hiện trong buổi giới thiệu hướng dẫn về công ty chỉ để quảng bá công ty. Dù bạn có nói về những điều đó thì những sinh viên khác cũng biết. Vấn đề là phần nỗ lực để đạt thành quả của nhân viên đó trong quá trình làm việc. Phần đó vốn không được phát biểu trong buổi giới thiệu, hướng dẫn về công ty. Đương nhiên cũng không quá khó để có thể làm gì đó, công ty sẽ chọn những sinh viên mới tốt nghiệp luôn nỗ lực. Vậy những nỗ lực đó là gì? Nếu bạn nói mà không thể hiện ra thì lý do xin việc này sẽ mất sức thuyết phục. Nếu muốn biết những nỗ lực của đàn anh là gì, gãy đến hỏi anh ấy.

Suy nghĩ xem những gì bạn có thể làm có phù hợp với nhân viên mà công ty này đang muốn tuyển không

Bạn phải viết để người đọc nhận ra rằng “Tôi muốn làm công việc này ở quý công ty bằng những khả năng có được khi đi học đại học”.

Nếu vậy bạn cũng cần biết “Công việc này cần những năng lực gì?”

Như đã nói rất nhiều lần các công ty không tuyển tình nguyện viên. Công ty có những công việc mà họ muốn những sinh viên mới tốt nghiệp thực hiện để nâng cao lợi ích của công ty, và họ sẽ chỉ tuyển những người phù hợp. Nếu bạn không tìm hiểu xem công việc đó cần những kĩ năng nào thì khi giới thiệu bản thân bạn sẽ trở thành người không phù hợp và bị bỏ qua.

Sinh viên: (nhìn xuống đất) Tôi muốn làm công việc tiếp xúc với khách hàng…
Người phỏng vấn: Có vẻ điều đó hơi khó với cậu.
Sinh viên: …

Nếu công việc đang được tuyển là kinh doanh hoặc tiếp xúc với khách hàng, đương nhiên sẽ cần người có “năng lực nói chuyện trước mặt mọi người mà không sợ hãi”, “khả năng làm người khác vui vẻ”. Bản thân bạn có khả năng đó hay không? Trước khi tham dự phỏng vấn bạn nên nghĩ kì thì hơn.

Sinh viên: Tôi rất giỏi trong việc làm mọi người vui vẻ. Vì thế tôi muốn làm công việc tiếp xúc với khách hàng ở công ty.
Người phỏng vấn: Tại sao bạn lại nói mình giỏi làm mọi người vui vẻ? Chứng minh đi.
Sinh viên: …

Dù bạn có nói “Tôi có khả năng…” nhưng nếu bạn không chứng minh được thì cũng như không. Cách để chứng minh chỉ có một, câu chuyện cụ thể. Nếu bạn không chuẩn bị sẵn thì sẽ không có sức thuyết phục đâu.

Sinh viên: Tôi rất giỏi trong việc làm mọi người vui vẻ. Vì thế tôi muốn làm công việc tiếp xúc với khách hàng ở công ty.
Người phỏng vấn: Tại sao bạn lại nghĩ việc làm người khác vui vẻ lại cần thiết khi tiếp xúc với khách hàng? Cho tôi một ví dụ nào.
Sinh viên: …

Cũng không nguy hiểm đến mức phải trả lời bằng cách tưởng tượng liệu công việc này có cần khả năng đó hay không. Nếu bạn suy nghĩ đơn giản rồi cứ bám vào đó sẽ khiến người phỏng vấn không hài lòng. Cách để lật ngược tình thế chỉ có một, hỏi đàn anh. Hãy hỏi đàn anh những câu hỏi như “Cần có những khả năng gì? Làm sao để có được những kĩ năng đó?”, là bạn có thể làm được một phần giới thiệu bản thân tốt rồi.

——————————

 

*Lời khuyên cuối cùng: Nếu được khi làm chiến lược phỏng vấn bạn nên vừa thảo luận với người đã đi làm vừa viết. Nếu là người đã đi làm có thể sẽ chỉ ra được điểm yếu trong chiến lược mà bạn nghĩ ra. Họ cũng sẽ chia sẻ ý tưởng cho bạn. Đương nhiên nếu thảo luận với bạn bè cũng hướng vào cùng một ngành là rất tốt. Tóm lại so với việc một mình suy nghĩ thì càng nhiều người cùng suy nghĩ sẽ có nhiều ý tưởng hay hơn.

Nguồn: Allabout.co.jp

Trả lời