Nghiên cứu ngành công nghệ thông tin ở Nhật

Đăng ngày 14/02/2016 bởi iSenpai

Năm thứ 4, sinh viên CNTT ở Nhật được phân vào các phòng nghiên cứu trong trường, được chia cho các đề tài nhỏ để nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu cũng có thể chỉ là một phần nhỏ trong một dự án lớn, hoặc cải tiến một phương pháp có sẵn cho hiệu quả hơn. Mục đích là giải quyết tiếp các vấn đề còn tồn đọng của các nghiên cứu trước. Vì thế sinh viên cũng có nhiều cơ hội đi dự hội thảo trong và ngoài nước.

Ảnh: Đại học Osaka

Ảnh: Đại học Osaka

Một dự án đã đc thực hiện thành công trên thế giới, sau đó đem về tinh chỉnh cho phù hợp với địa phương thì khó đc coi là thành quả nghiên cứu.

Nghiên cứu CNTT trong trường đại học thường không coi trọng lập trình. Mỗi người phải tự học khi cần. Có giáo sư đại học nói, để học lập trình thì không cần vào đại học. Vào đại học là để học những thứ khác. Đấy là gì?

Trước hết là nền tảng kiến thức về CNTT. Gọi là nền tảng thì mỗi thứ một tý cho biết biết: phần cứng, phần mềm, mạng mẽo, viễn thông,…. Đừng mong rằng sinh viên học đại học xong thì có thể đi làm đc việc ngay. Tốt hơn là hãy trông đợi họ có khả năng phát triển bản thân sâu hơn ở bất cứ mảng nào, và trên hết là có thể liên kết đc các mảng lại vs nhau.

Thứ hai, nghiên cứu trong đại học là học tìm kiếm những thứ mới trong điều kiện không chắc chắn, đòi hỏi kiên trì, khả năng phân tích, suy đoán và trau dồi kiến thức. Trong một năm làm nghiên cứu mà sinh viên phải đổi đề tài ba bốn lần cũng là bình thường. Với một đề tài phải thử ba bốn phương pháp cũng bình thường. Thất bại trong nghiên cứu thì như cơm bữa.

Thứ ba là tư duy logic cũng như cách trình bày một vấn đề. Trước ngày bảo vệ luận văn, một sinh viên phải sửa bài thuyết trình của mình năm sáu lần, sửa luận văn và resume ba bốn lần. Thiết kế của một slide phải đảm bảo tính logic, bố cục rõ ràng, nội dung phải dễ hiểu với người xem, tập trung vào chỗ quan trọng, đóng góp của nghiên cứu… Đặc biệt cần chú ý đến các chi tiết lặt vặt như phông chữ, dấu chấm, phẩy,…vì nó ảnh hưởng lớn đến thái độ tiếp nhận của người xem.

Nói chung làm nghiên cứu ở Nhật thì mệt nhưng chắc chắn học hỏi đc nhiều.

Theo Facebook Tuan Haminh

Trả lời