Ngữ pháp N3 bài 29

Đăng ngày 13/01/2015 bởi iSenpai

116.~よりほかない~: Chẳng còn cách nào khác là…
Giải thích:
Không còn cách nào khác là phải….
Ví dụ:
Không thể giao công việc này cho ai khác ngoài anh An
アンさんよりほかにこの仕事を任せられる人がいない。
Căn phòng đó yên tĩnh, chẳng nghe tiếng động nào khác ngoài âm thanh của chiếc đồng hồ
この部屋は静かで、時計の音よりほかに何の物音も聞こえなかった
Nếu không còn cách nào khác là phải bỏ chuyến du lịch thôi
お金がないのなら、旅行はあきらめるよりほしかたがないね。

117.~わけない~:   Lẽ nào lại, làm sao…được

Giải thích:
Không có nghĩa là…, không chắc…, không hẳn…
Cấu trúc này đồng nghĩa với「はずがない」
Ví dụ:
Cái này ở trong phòng em đấy. Lẽ nào em lại không biết
これは君の部屋にあったんだよ。君が知らないわけない。
Một người đôn hậu như thế này làm sao có thể làm một việc kinh khủng như vậy được
あの温厚な人がそんなひどいことをするわけない。

118.~わけだ~: có nghĩa là…, là vì…

Giải thích:
Có nghĩa là…
Giải thích nguyên nhân, lý do là vì…..
Ví dụ:
Mẹ cô ấy là em gái mẹ tôi. Nghĩa là, cô ấy và tôi là chị em họ với nhau
彼女の母親は私の母の妹だ。つまり彼女と私はいとこ同士なわけだ。
Cố ấy nuôi 3 con mèo và một con chó là vì cô ấy sống một mình
彼女は猫を3匹と犬を1匹買っている。一人暮らしで寂しいわけだ。

119.~わけではない~ : Không nhất thiết là.., không phải là…, không hẳn là…, không có ý nghĩa là…

Giải thích:
Dùng để phủ định chỉ 1 (phủ định đơn) phát ngôn hay thực trạng, thực tế đang được đề cập
Biểu thị thực tế khách quan, dựa trên yếu tố khách quan mà đưa ra ý phủ định,「わけにはいかない」 lại biểu thị ý chủ quan cá nhân, dựa trên ý cá nhân mà đưa ra ý phủ định
Ví dụ:
Nhà hàng này lúc nào cũng đầy khách, nhưng điều đó không có nghĩa là đặc biệt ngon
このレストランはいつも客がいっぱいだか、だからといって特別においしいわけではない。
Thường ngày tôi không hay nấu ăn lắm, nhưng không có nghĩa là tôi ghét nấu ăn. Chỉ vì bận quá, không rảnh để nấu ăn mà thôi
私はふだんあんまり料理をしないが、料理が嫌いなわけではない。忙しくてやる暇がないだけなのだ。
Chú ý:
わけではないrất thường được sử dụng chung với 「だからといって」「特に」「別に」nhằm nhấn mạnh với ý phủ định hoàn toàn nội dung đang được đề cập. Khi đi cùng với「全く」「全然」 thì chỉ mang ý phủ định một phần
というわけでわない(ってわけではない:Văn nói) cũng mang ý nghĩa giống và hoàn toàn được dùng thay thế cho . Nhưng というわけでわない(ってわけではない:Văn nói)vẫn dùng trong trường hợp có đề cập đến lý do được nêu cụ thể trong từng câu văn.

One thought on “Ngữ pháp N3 bài 29

Trả lời