Sawara: Ngược dòng thời gian về lại Edo xưa

Đăng ngày 01/02/2018 bởi iSenpai

Những con đường cổ kính cùng với các cửa hàng ở Sawara sẽ là một nơi tuyệt vời để tìm về với Edo xưa.

Thời Edo đôi khi được gọi là một trong những thời kì vàng son của Nhật Bản, nhưng ở thành phố từng là Edo lại rất khó tìm lại được những thứ xưa cũ sót lại. Tuy nhiên, một chuyến đi ngắn đến một thị trấn nhỏ không xa Tokyo hiện đại là mấy, ở đó bạn sẽ thấy bản thân như dịch chuyển không gian về lại thời kì sang trọng và thịnh vượng đó.

Dạo theo dòng kênh và những con phố.

“Thịnh vượng hơn cả Edo”

Sawara, được biết đến với cái tên koedo nghĩa là Edo thu nhỏ”, là một nơi dòng thời gian đứng yên nằm ở thành phố Katori của Chiba, chỉ cách trung tâm Tokyo một tiếng rưỡi. Ở khu vực trung tâm honmachi là những cửa hàng và ngôi nhà từ thời Edo được bảo dưỡng tốt nằm dọc theo dòng kênh, nơi có những tán cây dịu dàng soi bóng xuống dòng nước và những cây cầu gỗ bắc ngang qua. Những biển giới thiệu nhỏ nằm bên ngoài một vài tòa nhà  giới thiệu về kiến trúc và lịch sử của nó hoặc lịch sử xây dựng nên từng tòa nhà bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Với vẻ đẹp hoài niệm, một phần của nước Nhật này đã được công nhận là di sản của Nhật Bản.

Nếu bạn muốn nhìn thấy Edo, sao không đến Sawara? Nó còn thịnh vượng hơn chính Edo”

Sự thịnh vượng của Sawara luôn tồn tại trong suốt thời kì mà những tuyến đường thủy bao quanh hai tỉnh Chiba và Ibaraki mang theo nước tương, miso và gạo từ miền quê này đến với thủ đô. Bây giờ những chuyến tàu chở hàng đã được thay thế bởi những con tàu nhỏ đưa du khách di chuyển dọc theo con sông. Người ta nói rằng vào thời đại Edo có một câu nói quen thuộc như thế này: “Nếu bạn muốn nhìn thấy Edo, sao không đến Sawara? Nó còn thịnh vượng hơn cả chính Edo.”

Hiện tại thì chỉ còn rất ít những cuộc mua bán đó còn diễn ra ở Sawara, và mặc dù thành phố này bản thân nó là một địa điểm du lịch nhưng nó lại không mấy nổi tiếng với những du khách không phải người Nhật – vào ngày tôi ghé qua đây chơi, những khuôn mặt ngoại quốc duy nhất tôi thấy lại là hình ảnh phản phiếu trên những tấm gương ở cửa sổ các cửa hàng. Cũng chẳng có gì đáng ngờ cả khi mà giờ đang là mùa thấp điểm, nhưng điểm cộng của việc này là tôi có được một buổi sáng dạo chơi yên tĩnh trên những con phố gần như vắng vẻ và thả trôi trí tưởng tượng của bản thân. Tôi tìm hiểu những khung cửa gỗ trượt của những tòa nhà thương hộ cũ và những bức tường dày của những khu nhà kho.

Thành tựu của một người lập bản đồ

Cứ ngồi trên thuyền và xuôi theo dòng nước, điểm đến đầu tiên của tôi là địa điểm cư ngụ của Tadataka Ino, người đàn ông đầu tiên hoàn thành (và khá chính xác) bản đồ của quần đảo Nhật Bản vào đầu thế kỷ 19. Ngôi nhà này là ví dụ hoàn hảo cho kiến trúc và lối sống của thời kì này. Nền sân là đất nện sau đó theo cầu thang bước lên hành lang lót chiếu tatami rồi vào trong nhà, một căn nhà nhỏ và đơn giản nhưng có một sự giao hòa của bên trong và bên ngoài căn nhà mà tôi rất thích ở những ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống: tôi có thể nhìn thấy được tán cây phía bên kia từ gần như mọi điểm.

Ngôi nhà trước đây của Tadataka Ino

Vào thời đại hình ảnh vệ tinh này thì thật khó để mường tượng được hết những khó khăn trong công việc vẽ hết bản đồ toàn bộ nước Nhật của Ino, nhưng bảo tàng bên kia con đường, nói về công việc của ông và đội của ông, sẽ nói cho bạn biết – mất rất nhiều năm để di chuyển từ Hokkaido đến Kyushu. Tôi không mấy hứng thú với bản đồ nhưng một bản đồ vẽ tay khổng lồ trải gần hết một bức tường lại thật sự rất ấn tượng và thu hút.

Đi qua lịch sử

Khi tôi rời khỏi viện bảo tàng thì đường phố đã đông đúc hơn và những gia đình trẻ tuổi đang chờ đến lượt mình lên thuyền. Tôi nhăn nhó mua một chiếc vé giá 1300 yên và lên tàu – nhưng một điều khiến tôi ngạc nhiên, chính là mình được chuồi chân vào bên dưới một chiếc tonkatsu. Thật sự rất là thích. Một người phụ nữ trong bộ trang phục truyền thống đẩy chiếc thuyền rời bến và chúng tôi trượt vào dòng sông. Chúng tôi có một góc nhìn mới khá hay ho khi nhìn lên những con đường truyền thống từ bên dưới, và được nghe một bài giới thiệu về việc còn kênh này từng được dùng để làm gì (nhưng chỉ có tiếng Nhật). Thật không may là những nhành cây hai bên đường đều đã trụi lá vào thời điểm này trong năm, nhưng tôi đã tự tưởng tượng ra xem vào mùa hạ và mùa xuân thì những nhành cây xanh mướt sẽ làm chuyến đi này thêm chút lãng mạn. Một vài loài vịt xuất hiện, làm vui lòng những đứa trẻ trên thuyền. Có rất nhiều loại chim sống trên mặt nước, trong chuyến đi dọc theo con kênh trước đó của mình, tôi đã thấy một con diệc trắng lao xuống bắt hai con cá tươi ngon đang bơi lội trong nước và nuốt chúng cho một bữa trưa ngon lành.


Một chuyến đi thuyền trên kênh vào mùa hè ở Sawara.
Photo credit: JNTO

Bữa trưa sang trọng

Nói đến bữa trưa thì đến đúng là thời điểm của tôi rồi. Món cơm lươn có vẻ món ăn đặc sản của nơi này nhưng món này lại là một trong số ít những món ăn Nhật Bản mà tôi không thích, nên tôi bỏ qua nó. Có rất nhiều nhà hàng sang trọng trong khu nhà cổ xinh đẹp, có đủ từ món Ý, Pháp, Nhật và thưởng thức chúng trong những khu vườn truyền thống, một vài trong số đó có hơi vượt quá hầu bao của tôi. Nên là tôi ghé ăn một tô cơm rau củ chiên với mức giá vừa phải ở một nhà hàng xinh đẹp khác tên là Shinobo.

Sau khi ăn xong, tôi chú ý đến một món ăn đường phố địa phương khác – gelato nước tương – nhưng nó lại không có trong những ngày lạnh lẽo như thế này.

Do đó, tôi xem xét xung quanh một chút. Nhìn ngắm những tòa nhà truyền thống từ bên ngoài tuy rất thú vị, nhưng thử mạo hiểm xem qua bên trong cũng sẽ không khiến bạn thất vọng đâu. Bạn sẽ tiêu hao rất nhiều thời giankhi dạo quanh những cửa hàng chính thống ở đây, mang đến cho bạn cảm giác như đang ở trong một khu phố buôn bán thời Edo.


Phong cách Retro: Bạn sẽ tìm thấy rấ nhiều cửa hàng nhỏ dọc theo trục đường chính của Sawara

ở Fukishin Kimono (nơi tôi mua một khúc vải in hình theo thiết kế Edo chính gốc), bạn có thể đi vào khu sân sau của cửa hàng, nơi có nhà vệ sinh ceramic xanh đẹp đến mức bạn không nỡ dùng hay những cánh cửa gỗ “tự động” thuở ban sơ.

Trên chiếc xe đạp

Còn vài giờ nữa thì màn đêm sẽ buông xuống và tôi muốn đến tham qua đền Katori-jingu. Tôi ghé qua một trung tâm du lịch gần ga Sawara và thuê một chiếc xe đạp, và lên đường. Mặc dù chỉ mất có 10 phút đạp xe, nhưng băng nhanh qua những cánh đồng khiến tôi thấy nó khá là xa.

Ngôi đền khá đông người, chắc là chuyến đi viếng đền đầu năm, và một quãng đường dài dẫn lên ngôi đền chứa đầy những quầy hàng lễ hội cùng những chiếc đèn đá vĩnh cửu. Ngôi đền này được xây dựng từ năm 43 TCN. Khu đền chính có màu đen, vàng sáng, xanh lá đỏ và xanh dương ở mặt trước tỏa ra ánh sáng mờ mờ trong nắng chiều muộn.


Đền Katori jingu

Quay về lại Sawara, tôi tự hỏi có nên xẹt qua hầm rượu một chút không, hay là viện bảo tàng lưu trữ những thứ chiếc kiệu to lớn được kéo qua khắp các con đường trong suốt màu lễ hội tháng Bảy. Nhưng chúng lại đóng cửa rất sớm và tôi buộc phải quay xe trở về và để chúng lại cho những chuyến đi sau này.

Trong ánh sáng mờ ảo, những con đường vắng vẻ hơn và những cửa hàng cũng như viện bảo tàng đã đóng cửa, trả lại cho “Edo thu nhỏ” sự yên tĩnh của chiếc hộp thời gian.

Đến đây

Sẽ mất khoảng 90 phút đi xe buýt từ ga Tokyo đến ga Sawara, hoặc leo một chuyến tàu đến Narita, Narita Line có đến ga Sawara. Khu lịch sử Sawara Honmachi cách ga tàu chỉ 10 phút đi bộ.

Có một trung tâm thông tin du lịch gần nhà ga và một trung tâm du khách ở khu vực trung tâm, cả hai nơi được điều hành bởi những nhân viên luôn sẵn lòng giúp đỡ và có rất nhiều thông tin hữu ích.

Theo Kiri Falls – Savvy Tokyo
Dịch: Tường

 

Trả lời