10 món ăn mùa đông mà bạn nên thử ở Nhật (Phần 2)

Đăng ngày 17/11/2021 bởi iSenpai

Mỗi mùa ở Nhật lại mang 1 nét đặc trưng riêng cùng những món ăn ngon miệng tùy theo sự chuyển mùa này – từ những nồi lẩu nghi ngút khói tới những món ăn truyền thống dịp năm mới, hãy cùng khám phá 10 món ăn mùa đông tuyệt diệu của mùa đông Nhật Bản nhé! Xem phần 1: http://isenpai.jp/10-mon-an-mua-dong-ma-ban-nen-thu-o-nhat-phan-1/

Bánh bao

Một món ăn đường phố bắt nguồn từ Trung Quốc, nikuman là món bánh bao nhân thịt, một món ăn hoàn hảo để mua ăn đường trong 1 ngày mùa đông lạnh tê. Nhân thịt thường là thịt heo, thi thoảng là thịt bò, món này nghe chừng rất đơn giản nhưng lại mang tới cảm giác thỏa mãn vô cùng ngay khi bạn cắn miếng bánh đầu tiên và khói nóng tỏa ra từ phần nhân thơm phức. Với giá chỉ từ hơn 100Y ở hầu hết các cửa hàng, đây là món rất phù hợp để lấp đầy dạ dày bạn trong lúc cạn túi.

Ăn ở đâu? Những cửa hàng tiện lợi có bán bánh bao nhân đủ vị, có cả vị pizza, hoặc bạn có thể tìm mua ở những lễ hội hoặc sự kiện hoặc để ý tìm ở những khu chợ đồ ăn hoặc những khu mua sắm cổ, Hoặc là bạn có thể tới nhà hàng chuyên bánh bao Gyokuran ở Shinzuku.

Nikuman

Dâu tây

Có thể với nhiều người dâu tây gắn với hình ảnh mùa hè, nhưng tại Nhật Bản dâu tây lại là 1 phần của mùa đông và là món chủ đạo được đặt bên trên những chiếc bánh Giáng sinh. Những trái đỏ mọng được trồng trong những nhà trồng cây mái vòm đặc biệt của Nhật, và do đó được thu hoạch vào mùa đông, sớm hơn hầu hết dâu tại những quốc gia khác thu hoạch dâu tây vào mùa xuân. Dù là được bọc trong nhân bánh mochi hay thấm đẫm trong socola thì không thể phủ nhận vị ngon của loại quả mọng này, vậy thì có lý do gì mà không thử chứ nhỉ?

Ăn ở đâu? Bất kì siêu thị nào hay những gian hàng bán hoa quả đều bán dâu, hoặc bạn có thể để ý trong các hội chợ để tìm loại được bọc đường hoặc bọc socola nếu bạn thích. Bánh kem dâu có bạn ở các tiệm bánh hoặc siêu thị nếu bạn muốn thử cảm giác Giáng sinh kiểu Nhật Bản.

Strawberry CakeYuzu (thanh yên), mikan (quýt), và kaki (hồng)

Không gì diễn tả cảm giác mùa đông tuyệt hơn là ngồi dưới bàn sưởi kotatsu và ăn quýt (bạn nào đọc manga Ouran Host Club sẽ thấy Tamaki trong truyện này coi việc ngồi kotatsu ăn quýt là biểu tượng của mùa đông cũng giống như núi Phú Sĩ là biểu tượng của nước Nhật vậy). Quýt là một trong số ít trái cây của Nhật có thể xuất khẩu với số lượng lớn và thực sự là loại trái cây được toàn dân ưa thích.

Quả thanh yên, yuzu, có lẽ không quá quen thuộc với nhiều người. Đây là loại quả trông giống quả quất (trái tắc) với màu vàng cam bắt mắt, vị chua thanh nhưng ngọt hơn quất. thường được dùng để tạo vị cho nước dùng và thêm vào đồ ăn như 1 món ăn kèm hoặc thả vào bồn nước nóng để tận hưởng mùi thơm thanh dịu sảng khoái từ tinh dầu của vỏ quả thanh yên.

Cuối cùng là hồng, kaki, thứ quả quen thuộc mùa thu của chúng ta thì cũng khá phổ biến ở Nhật. Hồng ở đây không đỏ như hồng ta mà có màu cam, ăn giòn và ngọt. Vào cuối thu, khi vụ hồng gần hết, bạn có thể sẽ bắt gặp những quả hồng được nối với nhau rồi treo thành dây lủng lẳng trước cửa nhà trong những ngôi làng nhỏ hoặc trước cửa những cửa hàng bán hoa quả để làm hồng khô. Bằng cách này hồng sẽ bảo quản được lâu hơn và sẽ trở thành món ăn dẻo ngọt cực kì tuyệt vời để thưởng thức vào mùa đông đấy.

Ăn ở đâu? Những loại trái cây này có giá thành khá rẻ nếu so sánh với những loại hoa quả phải nhập khẩu của Nhật, nên bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì chợ, siêu thị, hay cửa hàng rau quả nào. Bạn cũng có thể để ý trong thực đơn tráng miệng của nhà hàng vì cũng sẽ thường có quýt và hồng, cũng như những món đồ uống hoặc đồ ngọt trong các quán café hoặc bánh ngọt cũng sẽ có những món liên quan tới những loại trái cây này theo 1 cách chế biến hiện đại hơn.

Bánh nếp mochi

Mặc dù món bánh nếp này bị xem là nguyên nhân gây ra cái chết của một vài người cao tuổi vào dịp Năm mới, món bánh mochi làm từ gạo nếp thơm dẻo vẫn là một truyền thống lâu đời của Nhật. Nếu may mắn, bạn có thể sẽ được chứng kiến màn giã bột trộn bánh của những người thợ trong lễ hội địa phương, còn không thì bánh nếp mochi được bày bán rộng rãi khắp các cửa hàng.

Có tên là kagami mochi – nghĩa là bánh nếp gương, cách trình bày món bánh nếp này gồm 2 bánh chồng lên nhau, trang trí bên trên là daidai (1 loại cam đắng) và 1 chiếc lá. Có nhiều cách trang trí khác cho bánh như là những mảnh giấy được gấp lại giống với kiểu được mặc bởi những võ sĩ sumo và đi kèm với hồng khô cùng rong biển. Truyền thống này bắt nguồn từ thời Muromachi, và thường được đặt trong bàn thờ mỗi nhà.

Cơm hộp năm mới osechi ryori

Là một tập tục năm mới, osechi ryori là tên gọi chung cho rất nhiều món ăn khác nhau thường được ăn vào dịp năm mới tại Nhật, với mỗi thành phần tượng trưng cho những điều hi vọng và ước muốn khác nhau cho năm mới. Osechi được bày trong những hộp cơm chia ngăn giống như hộp bento gọi là jubako có thể xếp lại khi ăn hết. Truyền thống này bắt nguồn từ một tập tục tời Heian và kéo dài tới tận ngày nay và sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể tự mình thưởng thức.

Một vài món có thể kể đến như: tazukuri – cá mòi được nấu trong nước tương  tượng trưng cho vụ mùa bội thu, kuro-mame – đậu đen tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, và kazunoko – trứng cá trích biểu trưng cho ước muốn cầu tự, cầu mong đường con cái trong năm mới. Những hộp osechi có thể sẽ khá đắt đỏ nhưng bạn cũng có thể tìm thấy những lựa chọn giá cả phải chăng.

Ăn ở đâu? Osechi thường phải được đặt trước, từ những cửa hàng chuyên về osechi hoặc những cửa hàng trung tâm mua sắm, nhưng chúng không bao giờ có giá rẻ cả. Lựa chọn khả dĩ hợp túi tiền nhất là tự mình nấu vì công thức cũng khá đơn giản và bạn có thể chọn những món bạn thích để nấu ăn và thưởng thức.

Theo Tokyocheapo
Dịch: Týt

Trả lời