Giải pháp cho việc giá trị dinh dưỡng của rau quả đang giảm dần ở Nhật

Đăng ngày 12/05/2020 bởi iSenpai

Giá trị dinh dưỡng của rau là một trong số lý do khiến loại thực phẩm này được yêu thích rộng rãi. Một sản phẩm dinh dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh và thiết yếu cho cơ thể, giúp giảm thiểu các nguy cơ về bệnh tật,… Tuy nhiên, vì một số lý do, giá trị dinh dưỡng của rau ở Nhật đang dần trở nên thấp hơn, đặc biệt khi so sánh với lượng giá trị dinh dưỡng được đo vào năm 1960.

Các nguyên nhân gây ra vấn đề này được đưa ra, bao gồm:

  • Cách thức đo lường khác nhau giữa hiện tại và trước đây.
  • Giá trị dinh dưỡng không tăng do cây không được trồng vào đúng mùa.
  • Việc cải tiến giống cây trồng khiến các giống cây hiện tại có khả năng kháng bệnh nhưng giá trị dinh dưỡng thấp.

Hiệp hội khuyến nông hữu cơ Nhật Bản coi sự suy giảm giá trị dinh dưỡng của rau củ là một vấn đề nghiêm trọng và mong muốn tìm ra phương pháp giúp cải thiện giá trị dinh dưỡng của rau quả. Người Nhật cũng tin rằng việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp bổ dưỡng và hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng là những giá trị cao cả nhất của người nông dân dành cho xã hội.

Nguyên nhân giảm thiểu giá trị dinh dưỡng của rau là do khả năng sinh sản thấp

Kỹ thuật nông nghiệp sử dụng phân bón để cải thiện độ phì nhiêu của đất

Ở Nhật Bản, phương thức trồng trọt hữu cơ và organic được sinh ra với tâm thế một nền nông nghiệp tích cực sử dụng phân hữu cơ và chất hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, được coi là phương thức tạo ra các loại nông sản “an tâm – an toàn”.

Tại các nước phương Tây, sự cần thiết của độ phì nhiêu của đất ban đầu đã không được biết đến, đồng thời các kỹ thuật chăm sóc đất trong trồng trọt cũng không đa dạng, gây ra tình trạng mất đi khả năng phục hồi cần thiết của đất. Chính kỹ sư nông nghiệp người Anh Albert Howard đã nhận thấy sự cần thiết của độ phì nhiêu của đất và tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra lượng dinh dưỡng dồi dào trong đất tại Ấn Độ, từ đó ông phát hiện ra kỹ thuật nông nghiệp sử dụng phân trộn để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Năm 1940, Howard đã đặt tên cho kỹ thuật canh tác hữu cơ mà ông đã học được ở Ấn Độ nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất là Organic Farming. Đồng thời, sử dụng phương pháp ấy để tái thiết nền nông nghiệp Anh bị tàn phá trong Thế chiến II.

Sử dụng phân bón tại Nhật Bản

Nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản cũng là một phiên bản của Organic Farming với mục đích cải thiện độ phì nhiêu của đất. Khi việc lạm dụng các chất hóa học khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề an toàn thực phẩm bị đe dọa, người tiêu dùng bắt đầu mong muốn sử dụng các sản phẩm nông nghiệp “an tâm – an toàn”, thì nền nông nghiệp hữu cơ sạch trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trước đây Nhật Bản từng là một quốc gia nông nghiệp sử dụng phân bón để cải thiện độ phì nhiêu của đất, nhưng sự ra đời của các loại máy móc thay thế sức kéo của các loài động vật, đã thay đổi nền nông nghiệp ban đầu sang sử dụng phân bón hóa học. Đây cũng được xem là một trong những lý do gây ra sự suy giảm giá trị dinh dưỡng của rau quả.

Năm 1999, Đạo luật Xúc tiến Nông nghiệp Bền vững được ban hành, hệ thống nông nghiệp sinh thái bắt đầu giảm thiểu thành phần nitơ của phân bón hóa học và thay thế chúng bằng phân bón hữu cơ. Phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững còn được xem là nông nghiệp sử dụng phân bón hay phân xanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được mục đích chính của phương pháp này là nhằm thúc đẩy độ phì nhiêu của đất, mà chỉ hiểu nhằm mục đích tái chế và tiêu hủy chất thải chăn nuôi và chất thải thực phẩm thông qua nông nghiệp.

Tổ chức cuộc thi Giá trị dinh dưỡng

Đáng lẽ chúng ta có thể sản xuất các loại rau quả giàu dinh dưỡng như  ta đã làm cách đây 50 năm bằng cách tích cực sử dụng phân trộn, nhưng thực tế lại không dễ dàng như vậy. Khi thực hiện các kiểm tra, người ta phát hiện ra nếu chỉ bón phân thì không đủ để tăng cao giá trị dinh dưỡng của rau quả. Trong số các loại rau hữu cơ được trồng, một số loài có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong khi một số khác có giá trị dinh dưỡng tương đương và một số có giá trị dinh dưỡng thấp hơn các loại rau thông thường.

Vì vậy, Hiệp hội Xúc tiến Nông nghiệp Hữu cơ Nhật Bản đã quyết định tổ chức “Cuộc thi Giá trị Dinh dưỡng” nhằm tìm ra những phương pháp canh tác có thể tạo ra các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.

Dù vẫn liên tục trải qua các lần thử nghiệm và sai sót, cuộc thi vẫn được tổ chức mỗi năm một lần. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2018, cuộc thi đã được tổ chức lần thứ 7, với 256 người, 101 mặt hàng và 432 loại rau tham gia cuộc thi và được trưng bày.

  1. Những gì  rút ra được từ cuộc thi:
  • Nông sản có giá trị dinh dưỡng cao thì hương vị cũng thơm ngon hơn:

Hóa ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao có hương vị thơm ngon. Ngược lại, người ta cũng thấy rằng các sản phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng thấp chỉ có hương vị vừa phải.

  • Những kỹ thuật giúp giữ lượng ion nitrat ở mức thấp là quan trọng nhất:

Việc giảm lượng ion nitrat giúp cải thiện hàm lượng đường, vitamin C và khả năng chống oxy hóa trong rau củ. Ngược lại, khi lượng ion nitrat tăng, giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm sẽ giảm.

Ngay cả trong canh tác hữu cơ, vẫn có nhiều loại rau củ chứa hàm lượng ion nitrat cao. Mặt khác, đối với một số loại rau, các ion nitrat lại không được phát hiện.  

  • Phân tích và quản lý đất đai:

Cá nhà tổ chứctiến hành phân tích lượng đất để nắm rõ mức độ thừa hay thiếu của hàm lượng dinh dưỡng hiện tại của đất, từ đó thiết lập kế hoạch chăm sóc và bón phân phù hợp để tối ưu hóa hàm lượng khoáng chất trong đất.

  • Trồng trọt để tăng độ phì nhiêu cho đất bằng chất hữu cơ

Những người tham gia cuộc thi đều tích cực canh tác chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất. Như ông Otani ở tỉnh Ehime, việc canh tác hữu cơ giúp đất trồng của ông trở nên mịn đến nỗi đất nảy lên theo mỗi bước đi để có thể cảm nhận được sự mềm mại của đất ở lòng bàn chân. Vì không thể canh tác bằng máy kéo, người ta nói rằng phân bón được rắc có thể dễ dàng hòa tan vào đất và có hiệu quả hơn.

  • Công nghệ hòa tan carbohydrate vào đất

Hàm lượng đường trong rau do những người nông dân này sản xuất cao hơn lượng đường được tạo ra bởi quá trình quang hợp trong lá, vì vậy rễ có thể hấp thụ axit hữu cơ trong đất. Vì các chất dinh dưỡng như vitamin, carotenoids và polyphenol được sản xuất từ ​​đường, nên có thể coi rằng hàm lượng đường càng cao thì khả năng chống oxy hóa và vitamin C càng cao. Dường như việc tăng giá trị dinh dưỡng của rau có liên quan đến việc carbohydrate được đưa vào đất.

  • Tiết kiệm lượng đường tiêu thụ trong rau:

Việc sử dụng phân bón axit amin thay vì phân bón hóa học làm nguồn nitơ trong canh tác, sẽ rút ngắn quá trình hình thành protein trong rau củ. Thông thường khi được hấp thụ dưới dạng axit nitric, các dưỡng chất cần được khử thành axit amin để tạo thành protein và hình thành tế bào, nhưng quá trình này sẽ làm tiêu hao lượng đường được tạo ra từ quá trình quang hợp.

Các chuyên gia cho rằng bằng cách hấp thụ dưới dạng axit amin thay vì axit nitric, đường sẽ được lưu lại trong cơ thể thực vật và tăng giá trị dinh dưỡng cho rau củ.

Nông dân trồng trọt có thể trồng rau bổ dưỡng và biến nông nghiệp thành ngành công nghiệp cuộc sống

Điều chúng ta thấy được qua cuộc thi Giá trị dinh dưỡng là việc sử dụng phân hữu cơ và chất hữu cơ hợp lý sẽ giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất đai dẫn đến việc sản xuất rau củ có giá trị dinh dưỡng cao. Dựa trên kết quả của cuộc thi, Hiệp hội khuyến nông hữu cơ Nhật Bản đã cử ra một người nhằm hướng dẫn những kỹ thuật cần thiết để phổ biến các kỹ thuật canh tác sử dụng hợp lý chất hữu cơ và phân hữu cơ để sản xuất các loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao.

Bằng cách thúc đẩy nguồn nhân lực có công nghệ sản xuất rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, ý nghĩa của canh tác hữu cơ (organic) thay đổi từ “nông sản an tâm và an toàn” sang “hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của người ăn”. Một khi hệ thống công nghệ được thiết lập, việc sản xuất hàng loạt sẽ có thể diễn ra mà vẫn không làm giảm chất lượng, từ đó tạo nên sản phẩm với mức giá phải chăng, phù hợp với mọi người dân.

Trước đây, nông nghiệp sản xuất thực phẩm được xây dựng nhằm ý nghĩa duy trì sức khỏe con người, nếu nông nghiệp một lần nữa có thể được phục hồi với ý nghĩa đó và tái cấu trúc thành một ngành công nghiệp bảo vệ sự sống, thì đó không chỉ giải quyết vấn đề lương thực, mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác như môi trường và suy thoái nông thôn.

Nguồn: https://www.agriweb.jp/column/369.html?fbclid=IwAR1s7zBxV7rrbAT8aDAhgSjuPxMm7e6_lJEQnTzCTvCrz0aLI4Ab4hLfsKM

Trả lời