Khu rừng tự sát rùng rợn tại Nhật Bản

Đăng ngày 11/08/2015 bởi iSenpai

Khu rừng Aokigahara ở Nhật Bản nổi danh bởi hai điều: nơi đây là địa điểm tuyệt vời để du khách có thể ngắm núi Phú Sĩ và đặc biệt còn là “địa điểm lý tưởng” cho những người tìm vào khu rừng này để “về cõi thiên thu”. Khu rừng còn có tên “Jukai” (hay “Biển cây”) là một trong số ít rừng nguyên sinh còn lại của Nhật. Nền đất chủ yếu là đá núi lửa, nhiều hang hốc.

Nằm ở chân núi phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ, rừng Aokigahara là một trong số ít những khu rừng nguyên sinh còn lại của Nhật Bản, cây cối ở đây mọc đan xen dày đặc khiến con người ta rất dễ lạc và thực sự phần nhiều những người tìm đến khu rừng này đều không có ý định trở về. Hàng năm, các nhà chức trách phát hiện ra nhiều xác người trong khu rừng, trong đó có nhiều người chết trong tư thế treo lơ lửng trên cây hoặc nằm ở nhiều tư thế khốn khổ ở các khu vực khác nhau.

Được nhắc đến với tên gọi “Nơi hoàn hảo để chết” trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, Aokigahara là một khu rừng nhỏ tối tăm dưới chân núi Phú Sĩ. Thảm rừng ở cánh rừng Aokigahara dày đặc, vô số cây mọc chen che hết ánh nắng giữa ban ngày và chắn hết các ngọn gió… rất có thể là lý do khiến nơi đây trở thành điểm nổi tiếng để người ta tự sát.

rung-tu-sat-o-nhat-akigahara 1

Những con số biết nói…

Theo thống kê, kể từ năm 1970, mỗi năm ít nhất là hàng chục, còn đa số là hàng trăm người tìm vào khu rừng này để “về cõi thiên thu”. Ở trạm kiểm lâm khu rừng có hẳn một phòng để chứa xác. Số vụ tự sát vào khoảng 20 xác mỗi năm, nhưng tăng lên 57 vụ từ năm 1994 và năm 2004 đạt con số kỷ lục 108 xác.

Theo hồ sơ của cảnh sát địa phương, 247 người đã cố tự tử trong rừng Aokigahara năm 2010 và 54 người đã đạt được mục đích. Quan chức địa phương và người dân tin rằng, con số thực tế còn cao hơn nhiều. Trong khi đó, báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA), tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản là 25,8/100.000 người, cao nhất trong số các nước phát triển và gấp đôi ở Mỹ.

Vì có quá nhiều người đến Aokigahara để tự vẫn, nên các nhà chức trách đã cho đặt những tấm biển thông báo có đề dòng chữ “Hãy suy nghĩ lại. Xin hãy tham khảo ý kiến các nhà tư vấn trước khi bạn có quyết định tìm đến cái chết” ngay trước cửa rừng và treo trên thân cây trong khắp khu rừng.

r2-f5cfd

 

Bí ẩn về khu rừng

Lý do tại sao nhiều người chọn khu rừng này làm nơi kết thúc cuộc đời mình vẫn là một điều bí ẩn, nhưng người ta vẫn truyền tai nhau một câu chuyện về người đầu tiên đã tự sát trong khu rừng này là do ảnh hưởng từ một cuốn tiểu thuyết hồi những năm 1960 – Black Sea Trees của nhà văn Seicho Matsumoto với đoạn kết là đôi tình nhân tìm đến cái chết ở cánh rừng này. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng người ta tìm đến Aokigahara trước khi cuốn tiểu thuyết này ra đời. Một số ý kiến lại nói, số lượng người tự sát cao ở đây là do cuốn sách Cẩm nang đầy đủ về tự sát in năm 1993 của Wataru Tsurumuin, trong đó có nói cánh rằng là “chỗ hoàn hảo để chết”. Cả hai cuốn sách này thường được tìm thấy bên những xác người chết trong rừng Aokigahara. Một số khác tin rằng, Aokigahara có liên quan đến… quỷ dữ. Nhiều câu chuyện kể lại, rừng Aokigahara là nơi sống của những linh hồn người chết yểu hoặc bị đột tử.

Câu chuyện kết thúc với hai người yêu nhau tự tử trong rừng Aokigahara, rất nhiều người tin, đó là mở đầu cho phong trào tự sát tại đây. Tuy nhiên, thực ra lịch sử tự sát ở đây còn diễn ra trước cuốn tiểu thuyết.

Một số khác tin rằng, Aokigahara có liên quan đến… quỷ dữ. Nhiều câu chuyện kể lại, rừng Aokigahara là nơi sống của những linh hồn người chết yểu hoặc bị đột tử.

Gốc cây là nơi chứa những nguồn năng lượng tiêu cực, ma quỷ trong rừng đã “thúc” bất cứ ai tới đây cũng buồn chán và nghĩ đến chuyện tự sát, không cho họ thoát ra khỏi cánh rừng.

Một giả thuyết nữa về những cái chết nơi đây là do các mỏ thép ngầm khiến la bàn trở nên vô dụng, không thể định hướng. Đó là một trong những lý do nhiều người bị lạc trong cánh rừng, không bao giờ có thể trở ra.

Dù có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng bí ẩn về khu rừng tự sát dưới chân núi Phú Sĩ vẫn bị bỏ ngỏ. Vì quá nhiều người tự sát trong khu rừng này, nên giờ đây, khu rừng Aokigahara là một địa điểm ám ảnh và đáng sợ nhất đối với người dân Nhật Bản.

 

Về sau này, khi nền kinh tế khó khăn khu rừng này cũng là nơi “lý tưởng” cho những người bị “bước vào đường cùng” tìm đến cái chết. Đa số người tự sát ở rừng Aokigahara thường chọn cách treo cổ, uống rượu thật nhiều để bị ngộ độc hoặc dùng các loại thuốc. Không nhiều người chọn cách ngồi hít khí độc carbon dioxide trong xe hơi đóng kín đậu ở bìa rừng, hoặc họ đem theo than đá để tự chết ngạt. Cũng có một số rất ít người chọn cách rạch cổ tay hoặc dùng súng…

Người dân địa phương thường gặp những người thân tuyệt vọng sục sạo trong cánh rừng để tìm nạn nhân hoặc đồ vật mà họ để lại…Hằng năm, chính quyền địa phương nơi đây đều tổ chức đi tìm xác chết khắp rừng.

 

Ở trạm kiểm lâm khu rừng có hẳn một phòng để chứa xác. Vì có quá nhiều người đến Aokigahara để tự vẫn, nên các nhà chức trách đã cho đặt những tấm biển thông báo có đề dòng chữ “Hãy suy nghĩ lại. Xin hãy tham khảo ý kiến các nhà tư vấn trước khi bạn có quyết định tìm đến cái chết” ngay trước cửa rừng và treo trên thân cây trong khắp khu rừng.

Những cư dân địa phương cho biết, họ vẫn thường xuyên nhắc nhở những ai đến đây đều phải cẩn thận khi đi vào rừng kể cả từ những người thợ săn cho đến những người có ý định không bao giờ muốn quay trở lại.

Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản, đây là nơi có số lượng người tự tử lớn thứ hai trên thế giới, sau cây “cầu tự tử” Golden Gate, ở San Francisco của Mỹ. Các nhà chức trách nước này cũng đang tìm nhiều cách để cải thiện tình hình, trong đó đã cho gắn camera an ninh tại các lối vào; đồng thời, theo dõi những người đi bộ vào trong khu rừng, vì lo ngại sẽ tiếp tục có những vụ tử tự trong thời gian tới.

 

Những cư dân địa phương cho biết, họ vẫn thường xuyên nhắc nhở những ai đến đây đều phải cẩn thận khi đi vào rừng kể cả từ những người thợ săn cho đến những người có ý định không bao giờ muốn quay trở lại. Thật đáng tiếc là chúng không có hiệu lực mấy đối với những người đã đặt chân đến nơi này.

Chính quyền thì nghi ngờ nhiều về các vụ mưu sát, vì rừng Aokigahara là điểm cực kỳ lý tưởng để giấu xác. Nhiều trường hợp, người giữ rừng hoặc du khách phát hiện ra nhiều bộ xương.

Chính quyền hoàn toàn bó tay không biết được chuyện gì đã xảy ra và nạn nhân là ai, vì từ giày, quần áo, ví tiền, giấy tờ, ảnh của họ đã biến mất hoàn toàn.

Nền văn hóa Nhật Bản cũng được xem là một nguyên nhân. Ở một số nước, tự tử là điều không thể chấp nhận trên cơ sở tôn giáo hay đạo đức, nhưng ở Nhật Bản điều này chưa bao giờ bị cấm. Tự tử lại còn được tôn vinh, chẳng hạn như hình thức chiến binh Samurai mổ bụng tự sát để giữ gìn danh dự và sĩ khí.

 

Trả lời