Kinh nghiệm về phỏng vấn xin việc ở Nhật

Đăng ngày 06/12/2016 bởi iSenpai

 

Nếu bạn muốn nhận những bài viết hướng dẫn về quá trình xin việc ở Nhật và các thông tin về hội chợ xin việc hãy điền thông tin vào mẫu sau nhé: https://goo.gl/forms/zzHqgpZjksg8knJE2

Cúi chào hay bắt tay? Có nên giao tiếp qua ánh mắt hay không? Dưới đây là những lời khuyên về văn hóa để làm chủ buổi phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản.

Bạn cúi chào hay bắt tay? Cởi giày hay mặc kệ? Nắm vững được tất cả các nghi thức văn hóa cho một cuộc phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản có thể gây căng thẳng cho bạn. Hãy là chính mình nhưng hãy luôn ghi nhớ những lời khuyên này.

 

Đừng bao giờ đến muộn!

Bước đầu tiên cho một buổi phóng vấn thành công là xác định thời gian hợp lý cho cả 2 bên. Hãy trung thực và cho họ biết giờ làm việc của bạn (nếu hiện tại bạn đang có 1 công việc), ngày giờ thuận tiện nhất với bạn. Hãy đưa ra ít nhất 3-4 thời gian hợp lý mà bạn có thể thực hiện phỏng vấn và cố hết sức để một trong số đó nằm trong giờ làm việc bình thường của người tuyển dụng. Tránh trường hợp vội vàng đi thẳng tới điểm phỏng vấn từ nơi làm việc hiện tại của bạn, nhưng nếu bạn không thể làm gì khác thì hãy cho họ biết, như vậy họ sẽ không loại bạn ngay nếu bạn đến muộn vài phút (mặc dù bạn sẽ không để lại ấn tượng tốt nếu không đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút)

“Nếu bạn không đến sớm trước 10 phút, nghĩa là bạn đã đến trễ!”

Để không đến muộn, bạn nên thử đi đến địa điểm phỏng vấn trước khi đi phỏng vấn thực sự. Nghe có vẻ tẻ nhạt nhưng toát mồ hôi tìm địa điểm qua Google Map trên điện thoại di động trước buổi phỏng vấn có thể khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi. Biết rõ nơi bạn sẽ tới sẽ giúp bạn giữ được nguyên tắc vàng khi có những cuộc hẹn chính thức ở Nhật Bản: “Nếu bạn không đến sớm 10 phút nghĩa là bạn đã đến trễ!”

deze

 

Quần áo phù hợp!

Cũng giống như trang phục chụp ảnh cho hồ sơ cá nhân, mặc trang trọng đến phỏng vấn là rất cần thiết. Cạo râu, cắt tóc và giày được lau sạch là những điều được chỉ dẫn. Một điều cực kỳ quan trọng nữa là bạn nên đi tất của cùng 1 đôi và không rách, tốt nhất là tất mới vì ở hầu hết các trường học và một số văn phòng bạn sẽ được yêu cầu tháo giày và đi dép đi trong nhà; trong khoảng thời gian chớp nhoáng khi bạn thay giày bằng dép đi trong nhà, một ngón chân thò ra chắc chắn sẽ bị chú ý, vì vậy hãy chuẩn bị thật chu đáo.

Thời điểm duy nhất mà bạn không cần phải mặc đồ trang trọng đến buổi phỏng vấn là khi bạn được thông báo bởi nhà tuyển dụng, có thể là trường hợp bạn đến dạy thử ở trường tiểu học, hoặc có thể là thử việc. Tuy vậy bạn vẫn nên tránh các loại áo tank-top và quần jean rách, nên mặc trang phục thoải mái, gọn gàng không lôi thôi.

 

Chuẩn bị thật chu đáo!

 

Có thể ở đâu đó bạn được dạy rằng: một ứng viên “kiểm soát” buổi phỏng vấn cho thấy óc sáng tạo và niềm đam mê; tuy nhiên ở Nhật Bản, việc bạn làm gián đoạn phỏng vấn bằng các câu hỏi có thể sẽ khiến bạn bị đánh giá là tự đề cao mình, hoặc thậm chí tệ hơn là thô lỗ. Tốt nhất bạn nên chăm chú lắng nghe và ghi chép lại những điều bạn muốn tìm hiểu thêm. Trong khi phỏng vấn hoặc cuối buổi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ hỏi xem bạn có muốn hỏi gì không, hỏi quá nhiều hay không hỏi gì cả đều tệ như nhau, mà hãy đưa ra một vài câu hỏi hợp lý từ những thứ đã ghi chép. Bạn không nên nhắc đến vấn đề tiền lương nếu người phỏng vấn chưa đề cập đến vì đó là điều tối kị ở Nhật; hãy để người phỏng vấn  là người đầu tiên nhắc đến tiền lương.

“Chìa khoá cho một buổi phỏng vấn thành công là: chuẩn bị chu đáo!”

Các công ty lớn ít khi tổ chức phỏng vấn mà chỉ có số ít ứng viên, thường là hàng chục người tham gia phỏng vấn cùng lúc. Hãy nhớ những người này không phải đối thủ của bạn mà là các đồng nghiệp tiềm năng. Không chắc là họ được phỏng vấn vào cùng 1 vị trí mà hãy giả sử phỏng vấn cho nhiều vị trí khác nhau. Hỹ cho thấy rằng bạn có thể làm việc nhóm, biết lắng nghe đồng nghiệp trong công việc, thứ quan trọng hơn nhiều so với đòi hỏi quyền lãnh đạo và nhận hết trách nhiệm.

Theo GaijinPot

Trả lời