Người già ở Nhật chịu khổ một mình để không làm phiền con cái

Đăng ngày 09/02/2017 bởi iSenpai

(Asia One, Yomiuri Shinbun) – Sẽ là không tốt nếu phải phụ thuộc vào con cái – đó là một quan điểm phổ biến trong những người già ở Nhật dẫn tới một vài vụ việc nổi cộm gần đây ở Nhật. Vụ án ở tòa án thành phố Yokohama năm ngoái là một ví dụ tiêu biểu.
“Con cũng có những đứa con và con cũng không muốn là gánh nặng cho chúng Nhưng con ước rằng cha đã có thể đủ can đảm để dựa vào chúng con.”
Con gái lớn của bị cáo Eijiro Koda 83 tuổi đã nói với cha mình như thế khi bà xuất hiện tại tòa với tư cách nhân chứng ngày 11 tháng 10. Vào tháng 5, Koda đã giết vợ mình, Saeko (84 tuổi), người đã nằm liệt giường và mất trí nhớ. Ông đã thắt cổ bà và tự đâm vào bụng mình
5 năm trước, đôi vợ chồng già đã được đưa vào một nhà điều dưỡng có giá từ 30~40 man / tháng cho cả 2 người. Saeko nhận được sự chăm sóc toàn diện ở nhà điều dưỡng. Bị cáo vốn là CEO ở một công ty nên có lương hưu và nguồn tài chính phong phú. Tuy nhiên ông cảm thấy lo ngại trước sức khỏe của mình và bi quan: “Nếu mình chết trước còn Saeko sống qua 95 tuổi thì sẽ bà ấy sẽ không có tiền để trả viện phí.” Ông đã lên kế hoạch giết vợ rồi tự sát trong phòng của họ ở nhà điều dưỡng.
Thế hệ hi sinh mình để chăm sóc người khác
Theo lời của người con gái lớn của bị cáo, bà đã trấn an cha mình trước khi vụ án xảy ra bằng cách khẳng định rằng mình và hai người em ruột “sẽ kiếm tiền bằng cách này hay cách khác.” Bà thường xuyên đến thăm trung tâm điều dưỡng. Tuy nhiên cha bà khăng khăng: “Con không phải lo cho chúng ta. Đừng đến đây nhiều thế.” Theo điều tra của Văn phòng chính phủ năm 1997 thì có 70% người già chọn con cái là người họ muốn sẽ chăm sóc họ, tiếp theo đó là 53% người chọn vợ/chồng mình. Tuy nhiên đến năm 2012 có 63% chọn bạn đời còn chỉ có 56% chọn con cái. Có nhiều lời giải thích cho chuyện này. Những người chờ đợi hỗ trợ tài chính từ con cái cho việc chăm sóc tại viện dưỡng lão cũng đang giảm từ 11.3% năm 2008 xuống còn 9.7% năm 2012.
“Rất nhiều người trong thế hệ người già hiện tại đã hi sinh rất nhiều để chăm sóc cha mẹ mình trước khi hệ thống điều dưỡng xuất hiện. Họ mong muốn mạnh mẽ rằng mình sẽ không áp đặt những kinh nghiệm tương tự lên con cái mình,” theo Hisaya Nonoyama, giáo sư danh dự tại đại học Konan chuyên ngành xã hội học gia đình.
Trong vụ án ở Yokohama, người con gái của bị cáo đã kể lại chuyện cha mình chải tóc và khâu mép chăn cho vợ và từ chối lời đề nghị giúp đỡ của những đứa con. “Mẹ tôi đã chăm sóc bà nội tôi trong một khoảng thời gian dài. Có lẽ bố tôi muốn bù đắp cho bà ấy.” Bà khóc sau khi nói xong. “Hãy tha thứ cho bố tôi.” Bà chấm nước mắt với chiếc khăn tay còn bị cáo thì gục đầu.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Lo lắng cho gia đình của những đứa con
Có không ít những trường hợp mà những người già tự lo cho nhau không chia sẻ những phiền muộn với con cái, thay vào đó họ gây ra tội các. Ở Kato, Hyogo, một ông chồng 82 tuổi đã giết người vợ bại liệt 79 tuổi của mình vào tháng Tư bằng cách thắt cổ sau khi ông kiệt sức vì phải chăm vợ một mình. Người con gái lớn nhất đến thăm họ mỗi tuần một lần nhưng trong vụ án được xử vào tháng Mười, ông chồng nói, “Tôi không muốn con cái phải chăm sóc bà ấy.”
Chuyện tương tự cũng xảy ra với một người đàn ông 68 tuổi ở quận Koto, Tokyo, người đã bị tù vì tội sát hại mẹ mình, 84 tuổi đã bị mất trí nhớ từ năm 2011. Mặc dù ông ta phải chăm sóc cho cả vợ mình, người vốn đi lại bất tiện nhưng ông ta không có ý định nhờ tới con trai hay con gái , những người đã có gia đình.
Khi được phỏng vấn trong nhà tù ở Tochigi, ông ta nói: “Ai cũng cố hết sức để sống cho mình rồi phải không? Tôi không thể ép chúng làm những việc đó thêm nữa.”
Thông điệp từ tòa án
Khi bị thẩm vấn ngày 12 tháng 10, Koda nói: “Tôi muốn tránh việc gây phiền toái với người khác nếu có thể. Vì mọi thứ, chúng tôi đều nên chết,” ông thừa nhận mình muốn nhận một bản án tử hình để chuộc tội trạng của mình. Bản án năm sau khá nghiêm khắc. Thẩm phán nhắc tới chuyện người con gái lớn thường xuyên tới thăm nom và khẳng định: “Môi trường trong trung tâm điều đưỡng khá tốt. Suy nghĩ bi quan về tương lai của bị cáo có thể thông cảm nhưng thực tế chưa có tình huống nào xảy ra như vậy,” trước khi đưa ra bản án 3 năm tù.
Tuy nhiên sau khi tuyên án, thẩm phán đã đọc lời nhắn, được gửi bởi “những giáo sĩ và các thẩm phán chuyên nghiệp.”
“Chúng tôi không tin rằng việc chết để chuộc tội là một con đường đúng đắn để nhận trách nhiệm. Cũng giống như sinh mạng của Saeko là quý giá, sinh mạng của Eijiro cũng rất quý giá. Vì ông đã có con nên chúng tôi hi vọng ông sẽ không tự hủy mình và sống hết quang đời còn lại với trách nhiểm tưởng nhớ đến Saeko.” Koda gật đầu và tòa hoãn phiên.

Trả lời