Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đeo khẩu trang lâu trong thời tiết nóng bức?
1, Quên bổ sung nước cho cơ thể do việc đeo khẩu trang giữ độ ẩm trong khoang miệng làm giảm kích thích tới trung tâm khát.
2, Ngại uống nước do phải đeo khẩu trang liên tục.
3, Trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt hơn người lớn. Ở người lớn, việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ngoài đường hô hấp ra có thể giải phóng nhiệt qua tuyến mồ hôi và giãn nở mạch máu dưới da. Tuy nhiên, ở trẻ em, quá trình này chủ yếu diễn ra nhờ hoạt động hô hấp. Vì vậy, nếu trẻ em đeo khẩu trang liên tục trong thời gian dài sẽ gây cản trở tới quá trình giải phóng nhiệt trong cơ thể dẫn đến thân nhiệt tăng cao.
4, Giảm lượng oxi ở trẻ em. Ở trẻ nhỏ, lồng ngực chưa phát triển hoàn toàn, việc đeo khẩu trang là yếu tố gây cản trở hoạt động hô hấp, dễ dẫn tới tình trạng thiếu oxy.
Vậy làm gì để phòng tránh tình trạng mất nước và say nắng khi đeo khẩu trang vào mùa hè?
Theo các chuyên gia, mối quan hệ giữa việc đeo khẩu trang và sốc nhiệt là chưa có kết luận chắc chắn nhưng việc đeo khẩu trang có thể làm trầm trọng hơn và đẩy nhanh tốc độ say nắng gây ra những hậu quả khó lường. Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là phải bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
Theo khuyến cáo, nên uống 1 cốc nước ( tương đương 200ml) mỗi giờ, tối thiểu 8 lần/ngày vào giờ cố định. Nhiệt độ của nước uống không được quá lạnh, trừ trường hợp sốt >38°C. Khi uống nhiều nước lạnh cùng lúc, ngược lại cơ thể sẽ tăng thân nhiệt lên để đưa về nhiệt độ mà các enzym tiêu hoá có thể hoạt động được.
Ngoài ra, một số biện pháp có thể thực hiện như:
・Tháo khẩu trang nếu bạn có thể giữ khoảng cách an toàn (ít nhất 2m trở lên) khi đang ở ngoài trời.
・Tránh làm việc nặng quá sức và tập thể dục khi đeo khẩu trang.
・ Tránh ra ngoài vào ngày/ giờ nắng gắt, mặc quần áo mát mẻ, thấm mồ hôi,…
Say nắng không chỉ xảy ra khi ở ngoài trời mà có thể xảy ra ngay khi bạn ở trong phòng. Dù nhiệt độ không quá cao, nhưng nếu độ ẩm >70%, mồ hôi sẽ không dễ bay hơi và tích tụ trong cơ thể. Đặc biệt đối với người cao tuổi, nên sử dụng điều hoà giữ nhiệt độ phòng không vượt quá 28°C.
Bên cạnh đó, việc tập luyện duy trì sức khoẻ để khả năng thích nghi với nhiệt độ cao cũng rất quan trọng. Ví dụ như chạy bộ hay vận động giúp cơ thể ra mồ hôi và tắm nước khoảng 40° từ 10-15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng toả nhiệt hơn.
Theo FNN, Yahoo News