Những thứ bị cấm và hạn chế nhập cảnh tại Nhật Bản

Đăng ngày 27/02/2019 bởi iSenpai

Nhiều người Việt Nam sang Nhật muốn mang đồ ăn hay một số đồ dùng ở quê nhà theo vừa để tiết kiệm chi phí, vừa vì thói quen sinh hoạt, hoặc cũng có thể mang làm quà…Tuy nhiên bạn có biết bên Nhật quy định rất nghiêm ngặt về các loại được phép và cấm khi nhập cảnh? Vì thế, để tránh trường hợp đồ của bạn mất công mang đi bị bắt bỏ lại ở sân bay hay tránh phải ngồi uống trà đàm đạo với các chú cảnh sát thì hãy cùng tìm hiểu về một số thứ bị cấm và bị hạn chế khi nhập cảnh tại Nhật nhé!

Các mặt hàng bị cấm nhập cảnh

http://helpdesk.tokyo/wp-content/uploads/bfi_thumb/spe1_ph_43-3139ahisorhqhkartgoaoa.jpg

  1. Ma túy, cần sa, thuốc phiện, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện,..
  2. Các loại súng ống hoặc các loại đồ chơi có hình dạng súng , bom, mìn, lựu đạn, các vật sắc nhọn( dao, kiếm..)
  3. Chất có nguy cơ gây cháy nổ( diêm, bật lửa, gas, cồn, …), các chất dễ gây cháy( dầu thơm, nước tẩy móng tay, nước tẩy rửa, sơn…), các loại pin, bình ắc quy..
  4. Vũ khí hóa học
  5. Các loại tiền giả, tiền không được phép lưu hành
  6. Những người bị các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, tả, lị, sốt rét, mers, sốt xuất huyết, cúm gà, HIV…cũng không được nhập cảnh tại Nhật.
  7. Sách báo, tranh ảnh, các tác phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục, những đồ mang tính khiêu dâm…
  8. Tất cả các sản phẩm được chế biến từ thịt( thịt lợn, thịt bò, thịt chó..) , kể cả các loại thịt sấy khô( khô gà, khô bò, ruốc thịt..) hay đóng hộp, các loại thức ăn dành cho thú cưng, để mang sang buộc phải có giấy chứng nhận đã kiểm dịch.
  1. Một thứ người Việt chúng ta rất thích mang theo là trái cây, các loại rau, ngũ cốc…Tuy nhiên, theo Bộ Nông, Lâm nghiệp và Thủy hải sản của Nhật thì hầu hết các loại hoa quả, rau củ không được phép mang sang Nhật vì có thể mang mầm bệnh ảnh hưởng tới thực vật của họ, có thể kể ví dụ một số loại quả như  xoài, táo, vải, chuối, măng cụt, đào, thanh long, ổi…Nếu muốn mang sang Nhật phải có giấy chứng nhận đã kiểm dich nếu không sẽ bị giữ lại và tiêu hủy hết, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể  bị phạt tối đa là 3 năm tù hoặc phạt tiền tối đa 1 triệu yên( tương đương khoảng 200 triệu VND). Ngoài ra còn không được mang các loại hoa khô, túi hoa thơm…

CÁC LOẠI ĐỒ ĐƯỢC PHÉP MANG VÀ CẤM KHÔNG ĐƯỢC MANG VÀO NHẬT - KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

CÁC LOẠI ĐỒ ĐƯỢC PHÉP MANG VÀ CẤM KHÔNG ĐƯỢC MANG VÀO NHẬT - KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Nguồn: Bộ Nông, Lâm nghiệp và Thủy hải sản Nhật Bản

TCÁC LOẠI ĐỒ ĐƯỢC PHÉP MANG VÀ CẤM KHÔNG ĐƯỢC MANG VÀO NHẬT - KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Nguồn: ameblo.jp

  1.  Các loại động vật, thực vật, các chế phẩm từ động vật vi phạm về Công ước Washington (công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã có nguy co tuyệt chủng) như cá sấu, các loại bò sát,..

    Các hàng hóa bị hạn chế nhập cảnh

    Các loại dược phẩm, dược mỹ phẩm

  • Các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt… mỗi loại được mang tối đa 24 lọ
  • Các loại thuốc độc, thuốc liều cao, thuốc theo đơn chỉ được mang liều dùng trong 1 tháng
  • Các loại thuốc khác có thể mang liều dùng trong vòng 2 tháng

    Ảnh: jams-parisfrance.com

Mỹ phẩm

  • Mỗi loại được mang không quá 24 hộp. Lưu ý, các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu…cũng được xếp vào mỹ phẩm.

Thiết bị y tế

  • Với các thiết bị y tế như máy massage, nhiệt kế..được mang 1 set. Tuy nhiên, những thiết bị được thiết kế dành cho hộ gia đình nếu một cá nhân mang theo thì không được nhập cảnh.
  • Với kính áp tròng dùng 1 lần thì được mang vào số lượng đủ dùng trong 2 tháng.

Các loại lương thực, thực phẩm

Nếu có giấy chứng nhận đã kiểm dịch đầy đủ, mỗi cá nhân sẽ được mang tối đa 10kg lương thực, thực phẩm. Nếu mang nhiều hơn sẽ bị xếp vào đối tượng doanh nghiệp sang Nhật vì mục đích kinh doanh, phải xuất trình các loại giấy tờ liên quan cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa và sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật bản điều tra xong mới có thể được phép nhập cảnh tại Nhật.

Các loại rượu

Mỗi cá nhân được mang tối đa 10kg tương đương 12 chai 750 ml. Khi viết vào giấy đăng kí gửi phải ghi rõ loại rượu, nồng độ và thể tích. Với mỗi loại rượu khác nhau sẽ phải chịu các mức thuế khác nhau.

Ảnh: jams-parisfrance.com

Chén bát, xoong nồi, dụng cụ nhà bếp…

Mỗi cá nhân được phép mang 10 kg, nếu mang nhiều hơn thì cũng tương tự như trường hợp thực phẩm.

Các đồ dùng vệ sinh cá nhân

Mỗi loại được mang lượng dùng được trong 2 tháng.

*Bổ sung: Ở sân bay Nhật kiểm tra rất kĩ đồ đạc nên tuyệt đối không nên vì muốn mang đồ ăn hay đồ bị cấm khác sang mà dùng đủ mọi cách để che giấu vì nếu bị bắt sẽ bị khép vào tội cố tình vi phạm và khi đó hình phạt sẽ rất nặng, thậm chí có thể bị ngồi tù.

D.H (tổng hợp, tham khảo từ: http://jp.malltail.com/, https://www.kvbro.com/)

Trả lời